Chất lượng, mẫu mã, giá cả

Một phần của tài liệu Thúc đẩy xuất khẩu đồ gỗ Việt Nam sang thị trường Mỹ.DOC (Trang 26 - 27)

Đa số sản phẩm gỗ của Việt Nam là sản phẩm có chất lượng trung bình,hướng tới nhóm sản phẩm bình dân giá thấp. Tuy nhiên theo nhiều doanh nghiệp xuất khẩu gỗ tính toán, do chi phí đầu vào quá cao đã đẩy giá hàng đồ gỗ xuất khẩu của Việt Nam cao hơn các nước khác (thậm chí, một số mặt hàng còn có giá cao hơn hàng sản xuất tại Mỹ) nên khó cạnh tranh để giành đơn hàng. Giá các sản phẩm của Việt Nam cao hơn của Trung Quốc khoảng 20%,do đó sản phẩm gỗ Việt Nam đang gặp khó khăn trong cạnh tranh về giá với đối thủ của lớn nhất là Trung Quốc.

Bên cạnh những mặt hàng giá thấp,đồ gỗ Việt Nam cũng đã quam tâm phát triển đến mặt hàng có giá trị cao hơn. Ông Trần Quốc Mạnh, Tổng Giám đốc Công ty Sadaco cho biết, việc sản xuất đồ gỗ của VN hiện nay đã bắt đầu đi theo hướng sản xuất những mặt hàng có giá trị cao. Nếu những năm trước, một bộ bàn ghế có giá trị từ 500 - 600 USD thì hiện nay VN đã sản xuất những bộ bàn ghế có giá từ 1.100 - 1.800 USD

Sản phẩm gỗ Việt Nam có xu hướng nhấn mạnh đến tính dân tộc hoặc văn hóa của sản phẩm, tuy nhiên cần xem xét những đặc tính này trong việc xuất khẩu vì nõ có thể có giá trị đối với dân tộc hoặc nền văn hóa này song lại chẳng có ý nghĩa gì đối với một dân tộc hoặc một nền văn hóa khác

Thực tế điểm yếu chung của các doanh nghiệp chế biến, kinh doanh đồ gỗ cũng như các làng nghề Việt Nam là sự nghèo nàn về kiểu dáng, mẫu mã sản phẩm. Nghĩa là sự sáng tạo của các DN không theo kịp với những thay đổi nhanh chóng về thị hiếu tiêu dùng. Hiện tại, 90% mẫu mã hàng dựa trên mẫu đặt hàng từ người mua.Tuy nhiên sản phẩm đồ gỗ Việt Nam ở các làng nghề chủ yếu là do tinh chế, tận dụng được trình độ lành nghế của lao động, đặc biệt là các nghệ nhân được đánh giá là tỷ mỉ, sâu sắc và phong cách nghiêng về châu Âu( ảnh hưởng từ Pháp) .

Một phần của tài liệu Thúc đẩy xuất khẩu đồ gỗ Việt Nam sang thị trường Mỹ.DOC (Trang 26 - 27)