Các giải pháp thị trường:Tăng cường cộng tác xúc tiến thương mại, thị trường ngoài nước, đa dạng hóa các thị trường xuất khẩu, giảm sự phù thuộc vào thị trường truyền thống và phát triển các thị trường mới;
Nhà nước nên có chính sách hỗ trợ xúc tiến thương mại bằng cách tập trung, không dàn đều. Phát triển mạnh hội chợ trong nước, Nhà nước hỗ trợ triển lãm trong nước bằng cách quảng bá thông tin để thu hút khách hàng đến hội chợ. Thu hút khách nước ngoài đến Việt nam vừa xem hàng, vừa phát triển du lịch, giảm chi tăng thu ngoại tệ, góp phần quân bình cán cân nhập siêu.
Các giải pháp đảm bảo nguồn nguyên liệu bền vững, hạn chế nhập siêu:Nguồn nguyên liệu là mạch máu của sản xuất. Tài nguyên gỗ, tuy là tài nguyên tái tạo nhưng cũng may mắn là tái sinh được. Vì vậy, Nhà nước cần
có chính sách sử dụng gỗ tiết kiệm, áp dụng công nghệ thân thiện với môi trường và khuyến khích mọi thành phần kinh tế đầu tư trồng rừng nguyên liệu gỗ.
Tập trung trồng rừng theo phương thức thâm canh để tự túc nguồn nguyên liệu gỗ vào năm 2020, đồng thời đẩy mạnh công nghệ chế biến ván nhân tạo từ gỗ rừng trồng để giảm 50% nhập khẩu ván nhân tạo vào năm 2010.
Khẩn trương thành lập chợ nguyên liệu ở các vùng chế biến gỗ trọng điểm tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp chế biến gỗ mua nguyên liệu. Có thể thực hiện dưới hình thức liên doanh giữa doanh nghiệp trong nước với các tập đoàn của nước ngoài chuyên cung cấp gỗ nguyên liệu. Tạo điều kiện thuận lợi cho nhiều công ty nước ngoài cung cấp gỗ nguyên liệu của Canada, Mỹ và một số nước Bắc Mỹ đặt văn phòng đại diện tại Việt Nam. Chợ nguyên liệu sẽ cung cấp các thông tin đầy đủ về chất lượng, tư vấn về sử dụng, bảng giá của từng loại gỗ, các thông tin về xu hướng tiêu dùng đồ gỗ trên thế giới
Thứ hai, tạo điều kiện thuận lợi nhất để nhập khẩu và cung ứng nguyên liệu gỗ cho ngành công nghiệp chế biến xuất khẩu sản phẩm gỗ đáp ứng số lượng, chất lượng và thời gian với giá cả cạnh tranh. Chính phủ cần ký kết với Chính phủ các nước có nguồn nguyên liệu gỗ dồi dào các thỏa thuận về cung cấp gỗ dài hạn cho Việt Nam.
Về chính sách:Nhà nước cần có những cơ chế mạnh hơn và hữu hiệu hơn về quy hoạch và cơ cấu lại ngành công nghiệp chế biến gỗ Việt Nam. Đặc biệt cần hạn chế tối đa xuất khẩu các sản phẩm thô và làm gia công để nâng cao giá trị gia tăng cho đất nước.
Nhà nước cần sớm cụ thể hóa luật đất đai về lâm nghiệp để các Doanh nghiệp tiếp cận được với đất để trồng rừng đảm bảo ổn định nguồn nguyên liệu phát triển sản xuất một cách bền vững.
Thúc đẩy quan hệ Việt Nam- Hoa Kỳ. Các công ty Mỹ còn ít đầu tư vào Việt Nam vì môi trường đầu tư chưa đáp ứng yêu cầu của họ. Quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Mỹ còn có khoảng cách so với quan hệ Mỹ-Trung. Do vậy, phần lớn họ đến Trung Quốc đầu tư và xuất khẩu về Mỹ. Ngay các nước ASEAN cũng bị Trung Quốc thu hút đầu tư từ Mỹ mạnh hơn.
Hoàn thiện hệ thống pháp luật nhằm tạo tính tương thích đối với quy định của luật pháp Mỹ và hiệp định thương mại Việt- Mỹ.
Phát huy vai trò của Hiệp Hội, các cơ quan quản lý Nhà nước trong việc liên kết với các tổ chức trong nước và ngoài nước về cập nhật và phổ biến thông tin về thị trường ngành gỗ từ nguyên liệu, sản phẩm, thị trường cho doanh nghiệp. Phổ biến, tập huấn cho các doanh nghiệp về các chính sách, luật thời kỳ WTO.
Nhà nước cần xây dựng các Trung tâm thử nghiệm chất lượng gỗ và sản phẩm gỗ cấp Quốc gia và xây dựng các tiêu chuẩn kiểm định chất lượng sản phẩm gỗ xuất khẩu phù hợp với các tiêu chuẩn Quốc tế. Các doanh nghiệp thực hiện việc kiểm định chất lượng và được cấp giấy chứng nhận phù hợp với các tiêu chí về chất lượng sản phẩm theo các tiêu chuẩn quy định.
Xây dựng chiến lược Quốc gia về đào tạo nguồn nhân lực cho ngành Chế biến lâm sản ở các bậc Công nhân kỹ thuật, Kỹ sư chế biến lâm sản nhằm đáp ứng mục tiêu về xuất khẩu gỗ trong giai đoạn từ nay đến 2020.
Thành lập các Trung tâm đào tạo nghề, cơ sở đào tạo chất lượng cao để thu hút người học và doanh nghiệp.
Ngoài ra còn có một số giải pháp như sau:
Xem xét điều chỉnh hợp lý lãi suất tiền đồng Việt Nam. Đây là biện pháp hữu hiệu để kích cầu và thúc đẩy sản xuất.
Ưu tiên cấp tín dụng và đảm bảo cung ứng đủ vốn cho các doanh nghiệp gỗ thu mua nguyên liệu để sản xuất, xuất khẩu.
Xem xét giảm thuế tài nguyên và thuế xuất khẩu các mặt hàng gỗ xuất khẩu từ nguồn gỗ nhập khẩu.
Mở rộng định mức vay và giãn thời gian trả nợ vay ngân hàng cho các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu mặt hàng gỗ.
Xem xét giảm mức lãi xuất cho vay tín dụng xuất khẩu đang áp dụng tại Ngân hàng phát triển Việt Nam.
Nghiên cứu đưa ra các biện pháp ứng phó với các hành vi bảo hộ thương mại của Mỹ và EU đối với mặt hàng đồ gỗ.
Theo dõi, cập nhật và phân tích thị trường để thông báo thường xuyên cho các doanh nghiệp. Nắm bắt và có phương pháp đối phó kịp thời với các tình huống phát sinh.
Đề nghị các Thương vụ của Việt Nam ở nước ngoài tăng cường cung cấp thông tin về tình trạng pháp lý và khả năng thanh toán cảu đối tác, nhằm giảm thiểu rủi ro trong giao kết hợp đồng xuất khẩu, nhất là ở các quốc gia, vùng lãnh thổ đang chịu tác động ảnh hưởng mạnh của khủng hoảng tài chính. Đa dạng hóa thị trường xuất khẩu./