Những hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Thúc đẩy xuất khẩu đồ gỗ Việt Nam sang thị trường Mỹ.DOC (Trang 41 - 44)

Chất lượng tăng trưởng thấp:

Ngành chế biến gỗ Việt Nam trung bình chỉ tạo ra giá trị xuất khẩu dưới 10.000 USD/công nhân/năm, trong khi tại Trung quốc là 16.000 USD/công nhân/năm, tại Malaysia là 17.500 USD/công nhân/năm, tại Đức khoảng 70.000 USD/công nhân/ năm. Tăng trưởng của ngành chế biến gỗ Việt Nam (chủ yếu dựa vào xuất khẩu) phát sinh không hoàn toàn từ đổi mới công nghệ trong sản xuất, mà chủ yếu là gia công và phụ thuộc nhiều vào sự đặt hàng và thiết kế mẫu mã từ khách hàng nước ngoài. Chỉ một số ít doanh nghiệp trong nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chủ động đầu tư công nghệ, thiết bị và có khả năng tự sản xuất theo thiết kế và có thể tìm kiếm thị trường tiêu thụ, nâng cao giá trị gia tăng.

Sức cạnh tranh yếu:

Số lượng và chất lượng đội ngũ công nhân chế biến gỗ của Việt Nam chưa đáp ứng yêu cầu của ngành, hiện còn thiếu nhiều kỹ năng, trong đó chưa biết hoặc chưa được đào tạo về khả năng tận dụng thời gian thao tác, đứng máy, chưa có ý thức tiết kiệm năng lượng và nguyên liệu gỗ.

Nhập khẩu 80% nguyên liệu nên bị động về nguồn nguyên liệu gỗ. Mặt khác, nhiều doanh nghiệp trong nước có quy mô nhỏ nhưng sản xuất kinh doanh khép kín từ khâu cung ứng nguyên liệu và thực hiện hầu hết các công đoạn của quá trình chế biến gỗ. Các doanh nghiệp này khó khăn về vốn và

phải vay thương mại để kinh doanh, phân bổ chi phí quản lý cho nhiều quá trình nên hiệu quả thấp hơn nhiều so với các nhà máy quy mô lớn.

Sau khi Việt Nam gia nhập WTO, những hỗ trợ trực tiếp từ nhà nước đã và đang bị cắt giảm, như: hỗ trợ tín dụng đầu tư, thưởng kim ngạch xuất khẩu, các chính sách trợ cước, trợ giá… Trong khi đó, các rào cản kỹ thuật trong thương mại (TBT), yêu cầu chứng chỉ nguồn gốc nguyên liệu gỗ… buộc các doanh nghiệp chế biến gỗ phải nỗ lực nhiều hơn nữa để thích nghi. Chứng nhận FSC, CoC đang trở thành áp lực từ phía người tiêu dùng tại các thị trường có trách nhiệm cao về xã hội, môi trường. Các doanh nghiệp chế biến gỗ Việt Nam đã phải nỗ lực rất nhiều để đáp ứng. Đến đầu năm 2008, có khoảng 148 doanh nghiệp có chứng nhận FSC-CoC, 01 doanh nghiệp có chứng nhận FSC.

Chưa xây dựng được thương hiệu “Gỗ Việt”. Khoảng hơn 90% sản phẩm gỗ của Việt Nam phải bán qua các thị trường trung gian và còn bị động, phụ thuộc vào các kênh phân phối này.

Chưa đáp ứng được yêu cầu của thị trường

Dự luật nông nghiệp Farm Bill được quốc hội Hoa Kỳ thông qua áp dụng sẽ có khả năng ảnh hưởng tiêu cực tới hoạt động thương mại giữa Việt Nam và Hoa Kỳ năm 2009 trong hoạt động xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ khi thắt chặt hơn việc quản lý nguồn gốc của sản phẩm. Ngoài ra Hoa Kỳ cũng đòi hỏi các nhà xuất khẩu phải có chứng nhận FSC, một tiêu chuẩn khắt khe và không dễ áp dụng đối với thực trạng trồng rừng tại Việt Nam. Trong năm 2009, việc đáp ứng tất cả các yêu cầu và tiêu chuẩn mới do Hoa Kỳ đưa ra đối với gỗ và sản phẩm sẽ gây cản trở lớn cho hoạt động xuất khẩu.

Nhưng một cản trở tăng trưởng xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam vào Mỹ, đó là thiếu tiền. Với 4,5 triệu m3 gỗ nhập khẩu, năm 2007 các doanh nghiệp đã phải vay khoảng 800 triệu USD. Để đạt được mục tiêu đề ra của năm 2008, số tiền doanh nghiệp phải vay từ các ngân hàng sẽ khoảng 1 tỷ USD.Ngoài các doanh nghiệp FDI có nguồn vay từ nước ngoài, doanh nghiệp trong nước

chỉ còn biết trông chờ vào các ngân hàng thương mại cổ phần. Một sự án vay vốn ngân hàng, thời gian xét duyệt mất khoảng từ 2 đến 3 tháng. Điều này rất bất lợi cho các doanh nghiệp.

Chủng loại hàng hoá còn nghèo nàn.

Mẫu mã, kiểu dáng chưa hợp thị hiếu người tiêu dùng ở Mỹ. Thế ngồi của người Mỹ khác với của Việt Nam nên phải thiết kế cho phù hợp. Cần có đầu tư nghiên cứu cho khâu này.

Do quy mô sản xuất nhỏ, công nghệ còn hạn chế, chính sách thương mại và các yếu tố khác làm đẩy giá thành cao, không cạnh tranh được với Trung Quốc. Các công ty của Mỹ nhập khẩu hàng phần lớn của Trung Quốc vì giá rẻ hơn, chất lượng tốt hơn và quy mô sản xuất lớn hơn. Trung Quốc đã chiếm gần 40% thị phần đồ gỗ và nội thất của Mỹ và gần 30% của EU.

Chương III: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ BIỆN PHÁP THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU ĐỒ GỖ VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG

MỸ

Một phần của tài liệu Thúc đẩy xuất khẩu đồ gỗ Việt Nam sang thị trường Mỹ.DOC (Trang 41 - 44)