3.3.1. Phân tích tình hình huy động vốn của MHB Sađéc.
Ngân hàng là một tổ chức tài chính trung gian với hoạt động chủ yếu là “đi vay để cho vay”. Do đó nguồn vốn là yếu tố sống còn đối với bất cứ Ngân hàng nào. Ngoài vốn điều hòa do Ngân hàng Trung Ương cấp, phần lớn nguồn vốn của Ngân hàng là do tự huy động từ nhiều nguồn khác nhau.
Trong điều kiện tăng trưởng nhanh của nền kinh tế, nhu cầu về vốn của các cá nhân cũng như các doanh nghiệp ngày càng cao, ngày càng trở nên bức thiết thì việc Ngân hàng phát huy tốt công tác huy động vốn không những góp vốn mở rộng kinh doanh, tăng cường vốn cho nền kinh tế mà còn gia tăng lợi nhuận cho Ngân hàng, ổn định nguồn vốn, giảm tối đa việc sử dụng vốn từ Trung Ương đưa xuống.
MHB Sađéc là một chi nhánh phụ thuộc MHB Đồng Tháp, vì thế nguồn vốn hoạt động chủ yếu là nguồn vốn huy động tại chỗ và nhận vốn điều hoà từ MHB Đồng Tháp. Đối với nguồn vốn huy động tại chi nhánh MHB Sađéc trong ba năm qua được huy động dưới nhiều hình thức như: tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi của cá nhân, các tổ chức kinh tế, tổ chức tín dụng, kỳ phiếu... nhờ biết chủ động khai thác nguồn vốn tại chỗ nên vốn huy động của chi nhánh trong thời gian qua tăng trưởng khá ổn định được thể hiện qua bảng số liệu sau:
Bảng 2.1: Tình hình huy động vốn của MHB Sađéc. ĐVT: Trđ Chênh lệch Chênh lệch CHỈ TIÊU 2004 2005 2006 Số tiền % Số tiền % I. NGUỒN VỐN HUY ĐỘNG 140.091 145.516 170.528 5.425 3,87 25012 17,19 TG KHÔNG KỲ HẠN 79.962 71.369 76.958 -8.593 -10,75 5589 7,83 TG CÓ KỲ HẠN 60.129 74.147 93.570 14.018 23,31 19423 26,20 II. VỐN ĐIỀU HOÀ 95.586 177.662 208.756 82.076 85,87 31094 17,50 TỔNG NGUỒN VỐN 235.677 323.178 379.284 87.501 37,12 56.106 17,36 (Nguồn: Phòng tín dụng)
Tất cả các hình thức huy động vốn của Ngân hàng được gói gọn trong hai chỉ tiêu đó là tiền gửi không kỳ hạn và tiền gửi có kỳ hạn.
Qua bảng số liệu ta có thể nhận thấy tổng nguồn vốn của Ngân hàng tăng qua các năm, đó là dấu hiệu đáng mừng cho Ngân hàng trong việc ổn định nguồn vốn, nhằm đáp ứng nhu cầu vay vốn ngày càng tăng của khách hàng. Tuy nhiên đó là xét trên tổng thể nguồn vốn. Nhưng đối với từng khoản mục thì ngược lại, vốn huy động của Ngân hàng chiếm tỷ lệ thấp trong tổng nguồn vốn của Ngân hàng, còn đối với nguồn vốn điều hoà liên tục tăng trong tổng nguồn vốn. Điều này cần quan tâm, bởi vốn huy động là vốn có chi phí trả lãi thấp hơn so với vốn điều hòa, do đó việc tỷ lệ vốn điều hoà chiếm tỷ lệ lớn hơn vốn huy động sẽ dẫn đến chi phí của Ngân hàng tăng cao, làm cho lợi nhuận của Ngân hàng giảm. Cụ thể như sau:
Khái quát nguồn vốn của MHB Sađéc qua 3 năm có sự biến động không ngừng, nguồn vốn không ngừng được tăng cao nhưng tốc độ tăng có sự biến đổi giữa các năm. Cụ thể như năm 2004 tổng nguồn vốn đạt 235.677 triệu đồng, năm 2005 là 323.178 triệu đồng tăng 37,12 % so với 2004, và năm 2006 đạt 379.284 triệu đồng, tăng hơn so với năm 2005 là 56.106 triệu đồng, khoản 17,36 %. Nguyên nhân tăng vọt vốn huy động vào năm 2005 và năm 2006 như ta đã nói đó là do Ngân hàng đã đưa ra nhiều hình thức huy động để lôi kéo, thu hút khách hàng về cho đơn vị như: mở nhiều dịch vụ mới thu tiền tại chỗ, tăng cường nghiệp vụ bảo lãnh, khuyến khích dân chúng bằng các hình thức khuyến mãi ...
Để có thể thấy rõ sự biến động của vốn huy động ta xem xét cơ cấu của khoản mục này, từ đó mới có thể đưa ra kết luận chính xác hoặc những biện pháp khắc phục yếu điểm đưa ra nhiều hình thức huy động tốt hơn nữa.
Vốn huy động có chi phí thấp và cũng là nguồn vốn chủ yếu để các Ngân hàng hoạt động, được hình thành bằng nhiều hình thức khác nhau, có thể huy động từ tiền nhàn rỗi trong dân chúng và các doanh nghiệp, từ các tổ chức kinh tế, hoặc phát hành giấy tờ có giá... Để thấy rõ tỷ trọng của những khoản mục cấu thành nguồn vốn của Ngân hàng ta cần xem xét bảng số liệu sau đây.
Bảng 2.2: Tỷ trọng nguồn vốn của Ngân hàng. ĐVT: Trđ NĂM 2004 2005 2006 CHỈ TIÊU Số tiền Tỷ trọng % Số tiền Tỷ trọng % Số tiền Tỷ trọng % Vốn huy động 140.091 59,44 145.516 45,02 170.528 44,96 Vốn điều hòa 95.586 40,56 177.662 54,98 208.756 55,04 Tỏng nguồn vốn 235.677 100 323.178 100 379.284 100 (Nguồn: phòng tín dụng)
a) Năm 2004 b) Năm 2005 c) Năm 2006
Vốn điều hoà Vốn huy động
Hình 2: Tỷ trọng tổng nguồn vốn của Ngân hàng.
Trong ba năm 2004, 2005, 2006 để thực hiện mục tiêu tăng trưởng nguồn vốn mà Ngân hàng Ngân hàng phát triển nhà ĐBSCL đã đề ra. Tiền gửi có kỳ hạn năm 2004 ở Ngân hàng là 60.129 triệu đồng, đến năm 2005 lượng tiền này đạt được 74.147 triệu đồng, tăng 14.018 triệu đồng khoản 23,31%. Đây là con số tăng đáng kể, đạt được thành tựu trên là do MHB Sađéc đã quan tâm đặc biệt đến nguồn vốn tiền gửi doanh nghiệp, đã thực sự lôi cuốn khách hàng là đơn vị doanh nghiệp về gửi tại MHB Sađéc. Kế thừa và phát huy những điều kiện hiện có cộng với sự cố gắng của bộ phận huy động vốn nên năm 2006 tiền gửi có kỳ hạn đạt 93.570 triệu đồng tăng hơn so với năm 2005 là 19.243 triệu đồng, khoản 26.20%.
Tuy nhiên bên cạnh tiền gửi có kỳ hạn ở Ngân hàng không ngừng tăng cao thì việc tiền gửi không kỳ hạn có dấu hiệu thay đổi bất thường, tăng trưởng không ổn định là một điều đáng lo ngại cho Ngân hàng. Năm 2004 tổng tiền gửi có kỳ hạn của Ngân hàng là 79.962 triệu đồng, sang năm 2005 con số này là
41% 59% 45% 55% 45 % 55 %
71.369 triệu đồng, giảm 8.593 triệu đồng, tương đương 10,75%, một sự sụt giảm đáng kể.
Để khắc phục tình trạng đó thì ban lãnh đạo, bộ phận huy động vốn, cùng toàn thể nhân viên Ngân hàng đã tích cực trong việc không ngừng nâng cao chất lượng huy động vốn cộng với việc Ngân hàng kết hợp với việc nắm bắt được tình hình kinh doanh của các doanh nghiệp, đã cử người trực tiếp xuống đơn vị để vận động tiền bán hàng gửi vào tài khoản thanh toán nên lượng tiền gửi không kỳ hạn tăng trở lại vào năm 2006, đạt 76.958 triệu đồng, tương đương 7,83%. Đây là một kết quả đáng kích lệ của Ngân hàng trong công tác huy động vốn.
Nhìn chung thì nguồn vốn huy động của Ngân hàng điều tăng mạnh qua từng năm, nhưng xét về mặt tổng thể thì tỷ trọng của vốn huy động lại giảm qua từng năm. Năm 2004 vốn huy động chiếm 59% trong tổng nguồn vốn, nhưng sang năm 2005, 2006 thì tỷ lệ này chỉ ở 45%. Với tỷ lệ này thì có thể nói công tác huy động vốn của Ngân hàng là chưa tốt, Ngân hàng còn sử dụng nhiều đến nguồn vốn điều hòa để cho vay. Việc nguồn vốn điều hoà của Ngân hàng tăng dẫn đến chi phí tăng cao sẽ làm ảnh hưởng đến lợi nhuận của Ngân hàng. Điều này cần phải có biện pháp giải quyết và nhanh chóng khắc phục.
3.3.2. Phân tích tình hình cho vay của MHB Sađéc.
Hoạt động tín dụng là hoạt động sinh lời chủ yếu của Ngân hàng thương mại, nó chiếm 2/3 tổng thu nhập của Ngân hàng, nhưng đó là thông lệ quốc tế còn ở Việt Nam con số đó là khoảng 90% tổng thu nhập của Ngân hàng. Trong hoạt động tín dụng, mục tiêu chủ yếu của Ngân hàng là kiếm được lợi nhuận, trên cơ sở phục vụ nhu cầu tín dụng của cộng đồng. Nhà quản trị Ngân hàng cũng phải quyết định phân chia nguồn vốn trong phạm vi các khoản mục cho vay, nghĩa là vốn phải được phân thành các khoản cho vay như: tín dụng sản xuất kinh doanh, tín dụng sản xuất nông nghiệp, tín dụng tiêu dùng, tín dụng khác…nếu muốn nguồn vốn được an toàn và hoạt động của Ngân hàng có hiệu quả.
Cũng tương tự như các Ngân hàng khác, hoạt động cho vay tín dụng vẫn là hoạt động chủ yếu của MHB Sađéc, trong hoạt động cho vay của Ngân hàng thì cho vay ngắn hạn là chủ yếu, cho vay trung và dài hạn rất ít nên chiếm tỷ
lĩnh vực trung và dài hạn nhưng những năm gần đây theo đà phát triển của đất nước, Ngân hàng đa dạng hoá thêm nhiều hính thức hoạt động: cho vay ngắn hạn đã tăng lên rất cao và từ từ chiếm lĩnh chủ yếu trong hoạt động của Ngân hàng.
Để hiểu rõ hơn qui mô tín dụng và chất lượng tín dụng và những nguyên nhân của nó đã đề cập ở trên ta xem xét từng khoản mục tín dụng như sau:
Bảng 3:Tình hình cho vay của MHB Sađéc. ĐVT: Trđ Chênh lệch Chênh lệch CHỈ TIÊU 2004 2005 2006 Số tiền % Số tiền % I. NGẮN HẠN 160.224 255.166 293.627 94.942 59,26% 38461 15,07% CTY& DN 18.425 27.048 49.329 8.623 46,80% 22281 82,38% CÁ THỂ 141.799 228.118 244.298 86.319 60,87% 16180 7,09%
II. TRUNG, DÀI HẠN 42.591 71.969 172.448 29.378 68,98% 100479 139,61%
CTY& DN 0 0 5.500 0 5500
CÁ THỂ 42.591 71.969 166.948 29.378 68,98% 94979 131,97%
DOANH SỐ CHO VAY 202.815 327.135 466.075 124.320 61,29 138.940 42,47
(Nguồn: Phòng tín dụng)
Nhờ những phương pháp cho vay tích cực, đơn giản, tiện lợi mà doanh số cho vay của MHB Sađéc ngày một tăng lên trong những năm vừa qua. Cụ thể như sau: năm 2004 tổng doanh số cho vay của Ngân hàng đạt 202.815 triệu đồng. Năm 2005 con số này là 327.135 triệu đồng, tăng 124.320 triệu đồng so với năm 2004 tương đương 61,29%. Sang năm 2006 doanh số cho vay của Ngân hàng đạt 466.075 triệu đồng, tăng hơn so với năm 2005 khoản 138.940 triệu đồng, tương đương 42,47%. Qua các chỉ số tăng trưởng cho ta thấy tốc độ tăng của cho vay là rất cao, đây là một điều đáng mừng cho sự phát triển của Ngân hàng, nhưng bên cạnh đó thì Ngân hàng cần phải đảm bảo được sự cân đối trong các lĩnh vực đầu tư, tranh tình trạng việc cho vay qua mức sẽ dẫn đến rũi ro.
Đạt được doanh số cho vay như vậy do Ngân hàng có chính sách kinh doanh thích hợp đối với khách hàng truyền thống của mình, đồng thời cũng có chính sách ưu đãi nhằm khuyến khích khách hàng mới đến giao dịch. Việc tăng doanh số cho vay của Ngân hàng qua từng năm chứng tỏ địa bàn hoạt động của Ngân hàng không ngừng được mở rộng sang các huyện, xã lân cận và nhờ vào
khả năng làm việc của cán bộ tín dụng ngày càng cao, đa dạng các hình thức cho vay, Ngân hàng áp dụng các hình thức cho vay mới như: cho vay mua xe, cho vay tiêu dùng, cho vay xây nhà, chiết khấu các giấy tờ có giá…
Để nắm rõ hơn về tình hình cho vay của Ngân hàng ta cần xem xét đến thời hạn cho vay cũng như đối tượng vay của Ngân hàng.
3.3.2.1. Tình hình cho vay theo thời hạn của Ngân hàng.
Bảng 3.1 : Tình hình cho vay theo thời hạn sử dụng vốn của MHB Sađéc
ĐVT: Trđ 2004 2005 2006 Chênh lệch 2004/2005 Chênh lệch 2005/2006 CHỈ TIÊU Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % NGẮN HẠN 160.224 79 255.166 78 293.627 63 94.942 59,26 38.461 15,07 TRUNG, DÀI HẠN 42.591 21 71.969 22 172.448 37 29.378 68,98 100.479 139,61 TỔNG DOANH SỐ 202.815 100 327.135 100 466.075 100 124.320 61,29 138.940 42,47 (Nguồn: Phòng tín dụng) 0 100,000 200,000 300,000 400,000 500,000 2004 2005 2006 Ngan han
Trung, dai han Tong doanh so
Hình 3.1 : Tình hình cho vay theo thời hạn của Ngân hàng.
Việc gia tăng của doanh số cho vay được tạo nên từ hai khoản mục; cho vay ngắn hạn và cho vay trung, dài hạn, nhưng chủ yếu vẫn là cho vay ngắn hạn. Cụ thể năm 2004 mức cho vay ngắn hạn của Ngân hàng ở mức 160.224 triệu đồng chiếm 79% trong tổng doanh số. Con số này ở năm 2005 là 255.166 triệu đồng, ứng với 78% tổng doanh số. Sang năm 2006 chỉ số này tiếp tục tăng, cho vay ngắn hạn của Ngân hàng đạt 293.627 triệu đồng, chiếm 63%. Các chỉ số này phần nào nói lênh xu hướng hoạt động của Ngân hàng.
Ngân hàng chú trọng đến tính an toàn cho nguồn vốn. Cho vay ngắn hạn có thủ tục đơn giản, gọn nhẹ lại có lãi suất hấp dẫn và tính thanh khoản điều cao hơn so với cho vay trung và dài hạn, ngoài ra do ít rủi ro hơn so với trung và dài hạn, do đó Ngân hàng càng chú trọng đến tín dụng ngắn hạn hơn so với trung, dài hạn. Mặt khác, do điều kiện kinh tế của địa bàn, phần lớn mục đích vay vốn của khách hàng là sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi và sản xuất nhỏ nên chỉ thích hợp cho vay ngắn hạn.
Mặc dù công tác cho vay trung, dài hạn của Ngân hàng đã được cải thiện qua từng năm, doanh số cho vay không ngừng được tăng cao, năm 2005 tăng hơn so với năm 2004 là 29.378 triệu động tương đương 69% và đặt biệt là năm 2006 so với năm 2005, tốc độ tăng là 139,61%. Tuy nhiên tốc độ tăng đó của cho vay trung, dài hạn vẫn chưa làm thay đổi được cơ cấu trong tổng doanh số cho vay của Ngân hàng, nó vẫn chiếm một tỷ trọng thấp, ở khoản 20% tổng doanh số.
Đạt được kết quả trên là do Ngân hàng áp dụng chính sách cho vay hợp lý hơn: thủ tục nhanh gọn, tặng quà cho các khách hàng lớn và khách hàng truyền thống trong các dịp lễ tết, giới thiệu hình ảnh của Ngân hàng trên các phương tiện thông tin đại chúng…
3.3.2.2. Tình hình cho vay theo đối tượng sử dụng vốn của Ngân hàng.
Bảng 3.2 : Tình hình cho vay theo đối tượng của MHB Sađéc.
ĐVT: Trđ 2004 2005 2006 Chênh lệch 2004/2005 Chênh lệch 2005/2006 CHỈ TIÊU Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % CHO VAY CTY& DN 18.425 9 27.048 8 54.829 10 8.623 46,80 27.781 102,71 CHO VAY CÁ THỂ 184.390 91 300.087 92 411.246 90 115.697 62,75 111.159 37,04
TỔNG DOANH SỐ 202.815 100 327.135 100 466.075 100 124.320 61,30 138.940 42,47
0 100000 200000 300000 400000 500000 2004 2005 2006 CTY& DN CA THE TONG DOANH SO
Hình 3.2: Tình hình cho vay theo đối tượng sử dụng vốn của Ngân hàng.
CTY&DN là thành phần kinh tế được chính quyền địa phương khuyến khích phát triển vì nó thể hiện một phần khả năng tăng trưởng kinh tế của tỉnh. Tuy nhiên doanh số cho vay đối với thành phần này có tỷ trọng nhỏ trong doanh số cho vay của Ngân hàng vì đây không phải là đối tượng hướng đến cho vay của Ngân hàng. Hoạt động kinh doanh, sản xuất của các thành phần kinh tế này không nằm trong chuyên môn hoạt động của Ngân hàng nên gập nhiều khó khăn trong công tác thẩm định cho vay, có thể dẫn đến nhiều rủi ro cho Ngân hàng và vì còn có sự cạnh tranh gay gắt của Ngân hàng Công Thương chi nhánh Sađéc, đó mới chính là lĩnh vực hoạt động chính của họ. Ngân hàng chỉ cho vay để đa dạng hóa các hình thức đầu tư tín dụng.
Cùng với sự gia tăng của tổng doanh số cho vay, doanh số cho vay theo từng đối tượng cũng tăng trưởng theo, tuy nhiên tốc độ tăng ở mỗi thành phần kinh tế qua các năm có khác nhau.
Năm 2004 doanh số cho vay đối với Cty, DN, hợp tác xã của Ngân hàng là 18.425 triệu đồng, chiếm khoảng 9% trong tổng doanh số cho vay năm 2004. Sang năm 2005 con số này đạt 207.048 triệu đồng, tăng hơn so với năm 2004 là 8.623 triệu đồng, tương đương 46%. Và đến năm 2006 chỉ số này tiếp tục tăng, 102,71% là tốc độ tăng của năm 2006 so với năm 2005, một tốc độ tăng đáng kể.