Phân tích tình hình dư nợ của ngân hàng

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông cửu long chi nhánh sađéc (2004 – 2006).pdf (Trang 50 - 54)

Chỉ tiêu dư nợ có ý nghĩa rất quan trọng trong việc đánh giá hiệu quả hoạt động của Ngân hàng. Dư nợ của Ngân hàng sẽ tỷ lệ nghịch với doanh số thu nợ và tỷ lệ thuận với doanh số cho vay, điều đó có nghĩa là công tác thu nợ đạt hiệu quả bao nhiêu thì số dư nợ càng ít bấy nhiêu. Dư nợ cho chúng ta biết được Ngân hàng còn phải thu bao nhiêu nữa từ khách hàng vay vốn. Dư nợ bao gồm số tiền lũy kế của những năm trước chưa thu hồi được và số dư phát sinh trong năm hiện hành. Nó phản ánh được thực tế khả năng hoạt động tín dụng của Ngân hàng như thế nào. Ta có thể tham khảo số liệu phản ánh tình hình dư nợ của MHB Sađéc qua bảng sau:

3.3.4.1. Tình hình dư nợ theo thời hạn cho vay của Ngân hàng

Bảng 5 :Tình hình dư nợ theo thời hạn cho vay của MHB Sađéc

ĐVT: Trđ 2004 2005 2006 Chênh lệch 2005/2004 Chênh lệch 2006/2005 CHỈ TIÊU Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % NGẮN HẠN 172.885 78,86 237.605 77,76 229.201 62,80 64.720 37,44 -8.404 -3,54 TRUNG, DÀI HẠN 46.337 21,14 67.938 22,24 135.759 37,20 21.601 46,62 67.821 99,83 TỔNG DƯ NỢ 219.222 100 305.543 100 364.960 100 86.321 39,38 59.417 19,45 (Nguồn: Phòng tín dụng.)

Hình 5: Tỷ trọng dư nợ của MHB Sađéc theo thời hạn cho vay.

Qua bảng số liệu và biểu đồ ta có thể dể dàng nhận thấy dư nợ ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng lớn trên tổng dư nợ hằng năm. Đều này cũng dễ hiểu bởi vì doanh số cho vay ngắn hạn qua 3 năm đều chiếm tỷ trọng lớn trên tổng doanh số cho vay. Cụ thể như sau:

Năm 2005 dư nợ ngắn hạn là 237.605 triệu đồng, chiếm 77,76% trong tổng dư nợ của Ngân hàng, tăng hơn so với năm 2004 là 64.715 triệu đồng tương đương 37,43%. Nguyên nhân tăng là do trong quá trình hoạt động kinh doanh, Ngân hàng đã chú trọng đầu tư vào phát triển các ngành chủ lực của tỉnh như ngành nông nghiệp, công nghiệp chế biến, thương nghiệp, bên cạnh đó Ngân hàng cũng bám sát tình hình kinh tế thực tế tại địa phương để kịp đưa đồng vốn của mình đầu tư vào những ngành lĩnh vực có hiệu quả kinh tế xã hội cao. Những năm qua, Ngân hàng đã đầu tư vào việc mở rộng và đa dạng hoá sản xuất nông

Năm 2004 78,86 % 21,14 % Năm 2005 77,76% 22,24% Năm 2006 37,20% n gan h an ; 62,80%

do đó nhu cầu vốn cũng tăng lên, đồng thời Ngân hàng còn mở rộng đầu tư vào nhiều ngành sản xuất khác, góp phần vào mục tiêu chung cho sự phát triển kinh tế của địa phương. Ngoài ra nhờ chính sách hợp lý của Ngân hàng mở rộng thêm các dịch vụ mới như cho vay tín chấp, cho vay tiêu dùng.... và tích cực tìm kiếm khách hàng mới đáp ứng nhu cầu vay vốn cho khách hàng làm cho cả doanh số cho vay và doanh số thu nợ tăng trưởng khá cao do đó tình hình dư nợ Ngân hàng cũng tăng theo.

Ta dể dàng nhận ra tốc độ tăng của dư nợ ngắn hạn là thấp hơn so với tỷ lệ tăng của cho vay 37,44% so với 59,26%. Đều này cho thấy hiệu quả hoạt động kinh doanh cung như hiệu quả sử dụng vốn của khách hàng ngày một nâng cao. Không những các khoản nợ trong năm được thu hồi hiệu quả mà các khoản nợ tồn đọng trong các năm trước cũng được khách hàng trả nhiều trong năm nay. Ngoài ra đó còn là hiệu quả của việc tích cực trong công tác của các cán bộ thu hồi và xử lý nợ.

Đều này còn thể hiện rõ hơn trong năm 2006 với việc tỷ lệ dư nợ trong năm giảm hơn so với năm trước. Dư nợ ngắn hạn của năm 2006 là 229.201 triệu đồng, giảm hơn so với năm 2005 là 8.404 triệu đồng, tương đương 3,54%. Như ta đã biết thì tỷ lệ cho vay ngắn hạn ở năm 2006 tăng hơn so với năm 2005 là 15,07%, tỷ lệ cho vay tăng tỷ lệ dư nợ giảm, điều đó nói lên hiệu quả trong công việc kinh doanh của khách hàng. Hơn nửa đó còn là hiệu quả của việc gắn liền công tác và trách nhiệm của từng cán bộ tín dụng, tức là mỗi cán bộ tín dụng khi cho vay phải đảm bảo được món cho vay đó phải được thu hồi đúng thời hạn của hợp đồng.

Mặc dù dư nợ trung và dài hạn chiếm một tỷ trọng không lớn trong không lớn trong cơ cấu dư nợ của Ngân hàng nhưng tình hình đã được cải thiện đáng kể trong vài năm trở lại đây. Từ việc chỉ chiếm 21,14% năm 2004 đã tăng lên 22,24% trong năm 2005 và đáng kể nhất là trong năm 2006, tỷ lệ dư nợ trung và dài hạn chiếm đến 37,2% tổng dư nợ của Ngân hàng. Tuy có tăng mạnh trong ba năm gần đây nhưng tốc độ tăng của dư nợ trung và dài hạn vẫn chậm hơn so với tốc độ tăng của cho vay. Năm 2005 dư nợ trung và dài hạn của Ngân hàng đạt 67.938 triệu đồng tăng hơn so với năm 2004 là 21.601 triệu đồng tương đương 46,62%. Và năm 2006 dư nợ trung và dài hạn là 135.759 triệu đồng, tăng hơn so

với năm trước đến 99,83%. Đều này cũng tất yếu bởi vì tốc độ tăng cho vay trung và dày hạn của Ngân hàng trong vày năm trở lại đây là rất cao điều đó dẫn đến tốc độ tăng của dư nợ cao là điều tất yếu.

3.3.4.2. Tình hình dư nợ theo đối tượng sử dụng vốn vay.

Bên cạnh dư nợ theo thời hạn cho vay thì chỉ số dư nợ theo đối tượng cho vay là một chỉ số quan trọng phản ánh hiệu quả sử dụng vốn của Ngân hàng.

Bảng 6: Tình hình dư nợ của Ngân hàng theo đối tượng cho vay. ĐVT: Trđ Chênh lệch 2005/2004 Chênh lệch 2006/2005 CHỈ TIÊU 2004 2005 2006 Số tiền % Số tiền % CTY & DN 39,38%32222239,38%39,38%39,38%39,38%39,38%39,38% 39,38 23.433 32.660 44.094 9.227 11.434 35,01 CÁ THỂ 195.789 272.883 320.866 77.094 39,38 47.978 17,58 TỔNG DƯ NỢ 219.222 305.543 364.960 86.321 39,38 59.412 19,45 (Nguồn: Phòng tín dụng)

Hình 6: Tình hình dư nợ theo đối tượng cho vay.

Qua biểu đồ trên ta thấy điểm nổi bật trong dư nợ đối với thành phần kinh tế là dư nợ đối với thành phần kinh tế cá thể là chủ yếu, dư nợ đối với thành phần này luôn chiếm tỷ trọng lớn qua các năm trong tổng dư nợ.

Bảng số liệu thể hiện rõ tỷ lệ dư nợ của cá thể chiếm đa số trong tổng dư nợ của Ngân hàng, đều này phản ánh đúng theo tỷ lệ cho vay của Ngân hàng. Hộ kinh doanh cá thể, kinh tế tư nhân vẫn là khách hàng phổ biến và thường xuyên của Ngân hàng. Tuy dư nợ cho vay đối với khách hàng là cty& DN vẫn liên tục tăng hàng năm nhưng vẫn chiếm một tỷ trọng tương đối nhỏ trong tổng dư nợ, cụ thể như sau: 0 50.000 100.000 150.000 200.000 250.000 300.000 350.000 400.000 2004 2005 2006

CTY & DOANH NGHIEP CA THE

Dư nợ đối với khách hàng CTY& DN năm 2005 đạt 32.660 triệu đồng tăng hơn so với năm 2004 là 9.227 triệu đồng, tương đương 39,38%. Cũng thật trùng hợp khi tốc độ tăng của dư nợ đối với CTY &DN và cá thể lại bằng nhau. Năm 2005 tốc độ tăng của dư nợ CTY& DN đối với năm 2004 cũng là 39,38% và năm 2006 chỉ số này là 35,01%. Tuy nhiên tốc độ tăng này vẫn thấp hơn so với tốc độ tăng cho vay, điều đó chứng tỏ công tác huy động vốn của Ngân hàng đạt hiệu quả cao.

Đối với khách hàng là cá thể trong những năm qua thì lượng khách hàng tương đối ổn định, trong những năm này doanh số cho vay, doanh số thu nợ cũng như doanh số dư nợ điều tăng qua từng năm cho thấy nhu cầu về vốn phục vụ sản xuất và thay đổi trang thết bị của các hộ sản xuất ngày càng tăng, việc sử dụng vốn vay có hiệu quả đảm bảo được khả năng trả nợ và lãi cho Ngân hàng nên Ngân hàng đã đẩy mạnh cho vay ở nhóm khách hàng này. Ngoài ra trong những năm nay chi nhánh còn thu hút một lượng lớn khách hàng mới là các hộ sản xuất kinh doanh nhỏ, hộ sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản. Chi nhánh đã đẩy mạnh cho vay đối với những đối tượng này tạo điều kiện cho họ có vốn đầu tư sản xuất, mua sắm trang thiết bị, mở rộng quy mô ngành nghề nên dư nợ đối với thành phần này cũng có chiều hướng tăng trưởng mạnh, tăng 39,38 % ở năm 2005 và 17,58% ở năm 2006.

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông cửu long chi nhánh sađéc (2004 – 2006).pdf (Trang 50 - 54)