Phân tích tình hình thu nợ của MHB Sađéc

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông cửu long chi nhánh sađéc (2004 – 2006).pdf (Trang 46 - 50)

Ngân hàng là tổ chức trung gian “đi vay để cho vay”. Vốn kinh doanh chủ yếu của Ngân hàng là vốn huy động qua các tần lớp dân cư, qua các tổ chức tín dụng, qua hội sở và qua NHNN… tất cả điều phải trả chi phí. Đó là chi phí khi Ngân hàng sử dụng vốn của các chủ thể trong nền kinh tế. Khi các chủ thể trong nền kinh tế sử dụng vốn của Ngân hàng thì họ phải trả lãi lẫn vốn cho Ngân

hàng. Phần lãi này phải bù đắp được chi phí mà Ngân hàng đi vay, phần chi phí để duy trì được hoạt động của Ngân hàng và đảm bảo Ngân hàng phải có lợi nhuận.

Ngoài chỉ tiêu doanh số cho vay, chỉ tiêu thu nợ cũng là một chỉ tiêu quan trọng, đánh giá được tình hình hoạt động tín dụng của Ngân hàng. Vấn đề đặt ra là công tác thu nợ của Ngân hàng, khả năng thu nợ càng cao thì khả năng hoạt động tín dụng của Ngân hàng càng đạt hiệu quả. Cho vay mà không thu hồi được nợ như dự kiến thì ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của Ngân hàng, do đó vấn đề thu nợ cần phải được quan tâm hàng đầu, trong đó cán bộ tín dụng phải hoạt động tích cực, đôn đốc nhắc nhở khách hàng trong việc thu hồi nợ khi đến hạn nhằm hạn chế tối đa trường hợp nợ quá hạn. Cho vay và thu nợ đúng hạn thì đồng vốn của Ngân hàng mới được xoay chuyển nhanh, giúp mang lại lợi nhuận cao cho Ngân hàng trong hoạt động tín dụng.

Mặc dù việc thu nợ là yếu tố chưa nói lên hiệu quả hoạt động của Ngân hàng một cách trực tiếp nhưng nó là yếu tố chủ yếu thể hiện khả năng thẩm định, đánh giá khách hàng, kiểm tra có chính xác, hợp lý và hiệu quả hay không. Việc thu hồi một khoản nợ đúng với các điều kiện đã cam kết trong hợp đồng tín dụng là một thành công rất lớn trong hoạt động cấp tín dụng của Ngân hàng. Vì đã cho vay đúng đối tượng, người sử dụng vốn vay đúng mục đích có hiệu quả và người vay đã tạo ra lợi nhuận cho Ngân hàng qua việc họ trả nợ và lãi đầy đủ, đúng hạn cho Ngân hàng.

Công tác thu hồi nợ của MHB Sađéc trong 3 năm được thể hiện qua tiêu chí sau:

3.3.3.1. Tình hình thu nợ theo thời gian cho vay của Ngân hàng. Bảng 4.1: Tình hình thu nợ theo thời hạn cho vay của MHB Sađéc

ĐVT: Trđ 2004 2005 2006 Chênh lệch 2005/2004 Chênh lệch 2005/2004 CHỈ TIÊU Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % NGẮN HẠN 95.035 79,00 190.446 79,08 302.031 74,27 95.411 100,40 111.585 58,59 TRUNG, DÀI HẠN 25.262 21,00 50.368 20,92 104.627 25,73 25.106 99,38 54.259 107,73 TỔNG DOANH SỐ 120.297 100 240.814 100 406.658 100 120.517 100,18 165.844 68,87

0% 20% 40% 60% 80% 100% 2004 2005 2006

Trung, dai han Ngan han

Hình 4.1: Tỷ trọng thu nợ theo thời hạn cho vay của Ngân hàng.

Qua bảng số liệu và biểu đồ ta dễ dàng nhận ra các khoản thu ngắn hạn là chủ yếu, chiếm tỷ trọng cao trong tổng doanh số thu nợ của Ngân hàng. Đều này là hợp lý khi doanh số cho vay ngắn hạn chiếm đa số tỷ lệ cho vay của Ngân hàng. Cho vay theo thời hạn như thế nào thì thu nợ theo thời hạn như thế ấy, nghĩa là tình hình thu nợ cũng tăng giảm như tình hình cho vay. Năm 2004 doanh số thu nợ ngắn hạn của Ngân hàng là 95.035 triệu đồng chiếm 79% trong tổng doanh số thu nợ. Năm 2005 chỉ số này tiếp tục tăng cao đạt 190.446 triệu đồng tăng 100% so với năm 2004. Và năm 2006 công tác thu nợ của Ngân hàng tiếp tục đạt được hiệu quả cao khi doanh số tiếp tục tăng 58,59% so với năm 2005. Đạt được kết quả khả quan trên là một phần nhờ vào chính sách thắt chặt công tác thu nợ của Ngân hàng, cán bộ tín dụng năng nỗ, có trách nhiệm trong từng khoản cho vay, tích cực trong công tác thu hồi và đôn đốc nợ.

Như vậy có thể thấy trong 3 năm doanh số thu nợ ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng cao, đều này cũng dễ hiểu vì cho vay ngắn hạn có thời hạn dưới 12 tháng nên việc thu hồi vốn rất nhanh. Khi đồng vốn được xoay vòng nhanh Ngân hàng có thể tiếp tục cho vay làm doanh số cho vay tăng, từ đó doanh số thu nợ cũng không ngừng tăng theo.

Bên cạnh đó, việc doanh số thu nợ trung và dài hạn luôn chiếm tỷ trọng thấp trong tổng doanh số thu nợ là do thời hạn cho vay dài, thường là từ 1 đến 5 năm đối với cho vay trung hạn và trên 5 năm đối với cho vay dài hạn, nên vốn thu hồi rất chậm. Năm 2004 doanh số thu nợ trung và dài hạn của Ngân hàng là 25.262 triệu đồng chiếm khoản 21% tổng doanh số. Việc doanh số thu nợ trung

và dài hạn có tăng qua từng năm nhưng tỷ trọng vẫn không tăng hay tăng chậm là do chính sách của Ngân hàng chú trọng đến các khoản đầu tư ngắn hạn, ít rủi ro và an toàn hơn và thời hạn thu hồi vốn cũng nhanh, điều đó làm cho đồng vốn của Ngân hàng được quay vòng nhanh hơn, tạo ra lợi nhuận từ đó cũng tăng cao. Thông thường hạn mức tín dụng trong cho vay trung và dài hạn là rất lớn mà trong năm chỉ thu hồi khoản hai hoặc ba kỳ nên doanh số thu nợ chiếm tỷ trọng không cao là điều hiển nhiên. Nguyên nhân của sự gia tăng này là do đội ngũ cán bộ nhiệt tình, năng nỗ cộng với sự hướng dẫn chỉ đạo của các cấp lãnh đạo nên công tác thu hồi nợ luôn được thực hiện triệt để.

3.3.3.2. Tình hình thu nợ theo đối tượng vay vốn.

Tình hình thu nợ theo đối tượng vay vốn được thể hiện quả bảng số liệu sau:

Bảng 4.2 : Tình hình thu nợ theo đối tượng vay vốn . ĐVT: Trđ 2004 2005 2006 Chênh lệch 2005/2004 Chênh lệch 2005/2004 CHỈ TIÊU Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % CTY& DN 10.929 9,09 17.821 7,4 43.395 10,67 6.892 63,06 25.574 143,50 CÁ THỂ 109.368 90,91 222.993 92,6 363.263 89,33 113.625 103,89 140.270 62,90 TỔNG DOANH SỐ THU NỢ 120.297 100 240.814 100 406.658 100 120.517 100,18 165.844 68,87 (Nguồn: Phòng tín dụng) 0% 20% 40% 60% 80% 100% 2004 2005 2006 CTY& DN Ca The

9,08% tổng doanh số thu nợ, sang năm 2005 chỉ số nay liên tục tăng, năm 2005 tăng 63,06% và năm 2006 tăng 143,5% đây là một tốc độ tăng tương đối lớn nhưng tỷ trọng vẫn không thay đổi, chỉ chiếm dưới 10% tổng doanh số. Các chỉ số này tăng hay giảm, nhiều hay ít phụ thuộc rất lớn đến tình hình cho vay của Ngân hàng.

Ø Cá thể: cũng tương tự như đối với CTY& DN doanh số cho vay đối với thành phần cá thể cũng tăng mạnh qua từng năm, cụ thể như sau: năm 2004 doanh số thu nợ đối với đối tượng là hộ kinh doanh cá thể là 109.368 triệu đồng, sang năm 2005 chỉ số này đạt 222.993 triệu đồng, tăng hơn so với năm 2004 đến 103,89%, và năm 2006 tăng hơn so với năm 2005 là 165.844 triệu đồng tương đương 62,9%.

Việc tăng hay giảm doanh số, doanh số đạt được nhiều hay ít của công tác thu nợ phụ thuộc rất lớn đến tình hình cho vay của Ngân hàng. Việc cơ cấu cho vay của MHB Sađéc chủ yếu là ngắn hạn và đối tượng cho vay chủ yếu là cá nhân và hộ kinh doanh cá thể, nên việc thu nợ đối với hai thành phần này chiếm tỷ trọng lớn trong tổng doanh số thu nợ là điều đã được dự đoán trước.

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông cửu long chi nhánh sađéc (2004 – 2006).pdf (Trang 46 - 50)