I. Khái quát về Tổng công ty Rau quả, nông sản
2. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý kinh doanh của Tổng công ty
2.3. Đặc điểm kinh doanh của Tổng công ty
a) Sản phẩm của Tổng công ty: Sản phẩm bao gồm:
- Rau quả tươi: với sản phẩm chủ lực là thanh long, chuối, vải, dưa hấu, bắp cải…
- Rau quả đóng hộp: dứa, dưa chuột, vải, chôm chôm, thanh long, đu đủ, mơ, măng tre, đậu côve, đậu Hà Lan, nấm,…nước hoa quả tự nhiên, nước quả cô đặc.
- Sản phẩm đông lạnh: dứa đông lạnh, ớt, ngô, dừa, khoai môn…Ngoài ra còn có hải sản đông lạnh.
+ Rau quả muối: dưa chuột, nấm muối, măng muối, dưa gang muối, ớt muối, gừng muối…
- Gia vị: Hạt tiêu, ớt, tỏi, gừng, nghệ, quế, hồi…
- Nông sản thực phẩm chế biến: lạc, vừng hạt, gạo, chè khô, cà phê, điều nhân, sắn lát…
- Hàng hoá khác: hạt giống rau, giống cây, phụ gia thực phẩm, mủ cao su, cao su…
b) Thị trường, thương hiệu, khả năng cạnh tranh: - Thị trường trong nước:
Mặt chính của Tổng công ty là chuyên sâu vào xuất khẩu rau quả, nông sản ra các thị trường tiêu thụ trên thế giới, nên việc tiêu thụ rau quả ở thị trường trong nước là không đáng kể trong doanh thu hàng năm. Sự hình thành thị trường trong nước thường mang tính khu vực là hơn cả như: nhãn lồng Hưng Yên, bưởi Phú Thọ,…Miền Nam có Thanh Long, Chôm chôm, măng cụt. Thị trường chủ yếu trong nước gồm TP Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, Biên Hoà, TP Cần Thơ và các tỉnh khác.
- Thị trường nước ngoài:
Năm 2003 Tổng công ty đã có quan hệ buôn bán với trên 50 nước và khu vực trên thế giới đạt kim ngạch xuất khẩu 70 triệu đô la Mỹ, và tăng lên 82 triệu đô la Mỹ năm 2004. Các thị trường chính: Hoa Kỳ, EU, Trung Quốc, Singapore, Nga. Các sản phẩm chế biến như dứa, vải, dưa chuột, điều, hạt tiêu…có khả năng cạnh tranh về chất lượng và giá cả tại nhiều thị trường như EU, Mỹ, Nga… Song song với xuất khẩu, Tổng công ty đã chú ý đến mở rộng thị trường trong nước.
Thương hiệu Vegetexco đã bước đầu được khẳng định tại các thị trường trong nước và nước ngoài. Một số khách hàng đã có tín nhiệm và chỉ định đặt hàng các sản phẩm với thương hiệu của Tổng công ty.
Việc chuyển đổi sang mô hình công ty mẹ – công ty con là giúp phân định rõ về vốn, tài sản, quyền lợi, nghĩa vụ giữa các đơn vị trong Tổng công ty; bảo
đảm lợi ích của Nhà nước ở những ngành, lĩnh vực cần thiết có sự kiểm soát mà không nhất thiết giữ 100% vốn ở doanh nghiệp mà chỉ cần giữ cổ phần chi phối; tăng tính chủ động và trách nhiệm của các công ty con và công ty liên kết. Đồng thời, chuyển đổi Tổng công ty theo mô hình công ty mẹ – công ty con lại thúc đẩy Tổng công ty tiến hành cổ phần hoá các doanh nghiệp thành viên hoặc đem vốn đi liên doanh, liên kết, góp vốn cổ phần nhờ đó mà Tổng công ty giữ cổ phần chi phối tại các doanh nghiệp này. Thông qua mối liên kết công ty mẹ – công ty con mà thúc đẩy mở rộng đầu tư, góp vốn ra ngoài phạm vi của TCT, kể cả đầu tư ra nước ngoài, tăng tính hiệu quả sử dụng vốn góp trong quá trình phát triển sản xuất kinh doanh từ đó xây dựng, phát triển TCT thành tập đoàn.
Như vậy, việc chuyển Tổng công ty Rau quả, nông sản sang tổ chức và hoạt động theo mô hình công ty mẹ – công ty con là hoàn toàn phù hợp và cần thiết nhằm nâng cao hiệu quả, khả năng cạnh tranh và hội nhập.
c) Trực tiếp sản xuất kinh doanh và dịch vụ:
- Sản xuất, kinh doanh giống và sản phẩm rau hoa quả, nông lâm hải sản. - Chế biến và kinh doanh: rau, quả ,thịt, thuỷ hải sản, đồ uống (nước quả các loại, nước uống có cồn, không cồn) các mặt hàng lương thực và thực phẩm.
- Sản xuất và kinh doanh bao bì các loại. - Bán buôn, bán lẻ nội địa và đại lý hàng hoá.
- Kinh doanh du lịch, khách sạn, nhà hàng và cho thuê văn phòng. - Kinh doanh giao nhận, kho, cảng, vận tải và đại lý vận tải.
- Kinh doanh tài chính, tham gia thị trường chứng khoán. - Dịch vụ tư vấn đầu tư phát triển ngành.
- Kinh doanh nguyên nhiên vật liệu (xăng dầu,…).
- Xây lắp công nghiệp và dân dụng, kinh doanh bất động sản.
- Sản xuất kinh doanh và dịch vụ các ngành nghề khác theo pháp luật Nhà nước.
- Các mặt hàng rau, hoa, quả, nông lâm hải sản. - Các mặt hàng thực phẩm chế biến.
- Các loại máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải.
- Các mặt hàng thủ công mỹ nghệ và hàng hoá tiêu dùng khác. * Nhập khẩu:
- Các mặt hàng rau, hoa, quả, nông lâm hải sản, giống cây trồng. - Thực phẩm chế biến và nguyên liệu chế biến thực phẩm.
- Hoá chất và các sản phẩm từ hoá chất (phân bón, thuốc trừ sâu, sơn, mực in…).
- Linh kiện, phụ tùng và dạng nguyên chiếc các loại máy móc, thiết bị lẻ, thiết bị đồng bộ, thiết bị năng lượng và kỹ thuật điện, phương tiện vận tải và hàng điện tử.
- Sắt, thép, và các loại kim loại khác, khung nhà và kho, xi măng và vật liệu xây dựng khác, thiết bị và vật liệu trang trí nội thất, thiết bị văn phòng, gỗ và các sản phẩm từ gỗ.
- Bao bì và nguyên liệu sản xuất bao bì, vải, tơ sợi tổng hợp và tự nhiên, da và vật liệu thuộc da, các loại giấy và sản phẩm giấy, xenluylô, lie và mặt bằng lie.
- Hàng công nghệ tiêu dùng, hàng hoá khác được Nhà nước cho phép.