Kết quả hoạt động kinh doanh của Tổng công ty những năm qua

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác trả lương của Tổng công ty Rau quả, nông sản.docx (Trang 50 - 54)

I. Khái quát về Tổng công ty Rau quả, nông sản

2. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý kinh doanh của Tổng công ty

2.4. Kết quả hoạt động kinh doanh của Tổng công ty những năm qua

Trong những năm vừa qua, Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm đến ngành rau quả, nông sản. Được sự chỉ đạo giúp đỡ trực tiếp của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tổng công ty Rau quả, nông sản đã đạt được những thành tựu to lớn, đóng góp một phần đáng kể vào ngân sách Nhà nước. Điều này được thể hiện rõ nét qua kết quả hoạt động kinh doanh của Tổng công ty dưới đây.

Bảng 2.2: Kết quả hoạt động kinh doanh của Tổng công ty trong 3 năm 2004 – 2006

Chỉ tiêu Đơn vị Năm

2004 Năm 2005 Năm 2006 2005/2004 2006/2005 CL TL(%) CL TL(%) 1.Tổng kim ngạch XNK Tr.đ 132 153 127,3 21 115,9 -25,7 83,2 - Xuất khẩu Tr.đ 69,9 82 76 12,1 117,3 -6 92,68 - Nhập khẩu Tr.đ 62,1 71 51,3 8,9 114,33 -19,7 72,25 2.Tổng doanh thu Tỷ.đ 2670 3650 3548 980 136,7 -102 97,2 3.Các khoản giảm trừ Tỷ.đ 650 895 830 245 137,69 -65 92,74 4.Doanh thu thuần Tỷ.đ 2020 2755 2718 735 136,39 -37 98,66 5.Giá vốn hàng bán Tỷ.đ 1300 1832 1758 532 140,92 -74 95,96 6.Lợi nhuận gộp Tỷ.đ 720 923 960 203 128,19 37 104,01 7.Tổng chi phí Tỷ.đ 2649,2 3623,3 3513,1 974,1 136,77 -110,2 96,96 8.Lợi nhuận trước thuế Tỷ.đ 20,8 26,7 34,9 5,9 128,37 8,2 130,71 9.Thuế thu nhập phải nộp Tỷ.đ 5,824 7,476 9,772 1,652 128,37 2,296 130,71 10.Lợi nhuận sau thuế Tỷ.đ 14,976 19,224 25,128 4,248 128,37 5,904 130,71 11.Thu nhập bình quân Ngđ/ng/th 1035 1170 1400 135 113,04 230 119,66 Nguồn: Phòng Tổ chức – Hành chính

Qua bảng kết quả hoạt động kinh doanh của TCT trong 3 năm 2004, 2005, 2006 cho thấy các chỉ tiêu kinh tế của TCT đều có sự thay đổi đáng kể:

* Công tác kinh doanh XNK:

- Năm 2005, TCT đạt mức độ tăng trưởng cao về XNK, đặc biệt là xuất khẩu. Kim ngạch XNK đạt 153 triệu USD tăng 15,9% so với năm 2004 (năm 2004 đạt 132 triệu USD), trong đó kim ngạch xuất khẩu đạt 82 triệu USD tăng 17,3% so với năm 2004. Sự tăng lên của Tổng kim ngạch XNK là do các đơn vị XNK đã phối hợp chặt chẽ với các đơn vị sản xuất chế biến. Công ty rau quả III, Văn phòng TCT đã thực hiện tốt việc hợp tác tiêu thụ các sản phẩm của các đơn

- Năm 2006, thị trường xuất khẩu có nhiều khó khăn với nhiều biến động, kim ngạch XNK giảm 25,7 triệu USD so với năm 2005 và xuất khẩu tới 58 nước trên thế giới. Các thị trường chính: EU 20,8 triệu USD, Nga 6,4 triệu USD, Hoa Kỳ 13,8 triệu USD… Sự giảm xuống của Tổng kim ngạch XNK đó là do giá trị xuất khẩu các mặt hàng rau quả và nông sản giảm so với cùng kỳ. Chưa có các hợp đồng với khối lượng lớn, lâu dài để phát triển vùng nguyên liệu, chủ động trong sản xuất kinh doanh. Chiến lược thị trường, chiến lược sản phẩm chưa cụ thể.

* Tổng doanh thu:

-Tổng doanh thu năm 2004 đạt 2670 tỷ đồng, đến năm 2005 đạt 3650 tỷ đồng. Như vậy, năm 2005 tổng doanh thu tăng 980 tỷ đồng (tỷ lệ tăng 36,7%) so với năm 2004. Sự tăng trưởng mạnh của tổng doanh thu là do giá trị tổng sản lượng nông nghiệp và giá trị tổng sản lượng công nghiệp đều tăng đáng kể. Hầu hết các sản phẩm rau quả chế biến như dứa, vải, dưa chuột…đều tăng so với cùng kỳ và đạt mức cao nhất trong nhiều năm qua. Các đơn vị đã chú trọng công tác quản lý chất lượng sản phẩm. Công tác đổi mới bao bì, nhãn hiệu đã được chú ý để đáp ứng yêu cầu khách hàng và tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm.

- Tổng doanh thu năm 2006 đạt 3548 tỷ đồng, giảm 102 tỷ đồng so với năm 2005. Nguyên nhân chủ yếu là do hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp Nhà nước còn lại nói chung không hiệu quả, tình hình tài chính của các doanh nghiệp Nhà nước gặp nhiều khó khăn với những tồn đọng của nhiều năm trước ( đầu tư chưa đồng bộ, thiếu nguyên liệu, thiếu vốn kinh doanh thua lỗ…). Thời tiết khí hậu diễn biến phức tạp, rét khô hạn kéo dài, ảnh hưởng của các cơn bão đã làm giảm năng suất và sản lượng cây trồng như dứa, vải, dưa chuột, cà chua, đu đủ…từ đó làm giảm doanh thu.

* Các khoản giảm trừ:

Năm 2005 đạt 895 tỷ đồng, tăng 37,69% so với năm 2004. Nhưng đến năm 2006 đã giảm xuống bằng 92,74% so với năm 2005. Giá vốn hàng bán năm

2005 cũng tăng lên đáng kể (tăng 532 tỷ đồng) so với năm 2004 nhưng đến năm 2006 đã giảm 74 tỷ đồng so với năm 2005. Điều này cho thấy nhiều đơn vị trong TCT đã tìm các biện pháp để huy động vốn đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh, đẩy nhanh luân chuyển vốn và sử dụng vốn có hiệu quả, giải quyết công nợ tồn đọng, chấp hành tương đối tốt các quy định của Nhà nước, đạt hiệu quả kinh doanh cao.

* Tổng chi phí:

- Năm 2005, cùng với sự gia tăng của tổng doanh thu thì tổng chi phí cũng tăng lên. Tổng chi phí năm 2005 đạt 3623,3 tỷ đồng tăng 974,1 tỷ đồng (hay 36,77%) so với năm 2004. Sự tăng lên của tổng chi phí là do giá nguyên liệu cao, thiếu vốn sản xuất kinh doanh nhưng vay vốn khó và lãi suất vay tăng, chi phí đầu vào sản xuất kinh doanh đều tăng như vật tư (hộp sắt, phân bón, điện, xăng, dầu…), cước phí vận chuyển, đơn giá lao động, tiền lương đã dẫn tới giá thành sản xuất tăng cao trong khi đó giá đầu ra không thay đổi nhiều…

- Năm 2006, tổng chi phí đã giảm đáng kể, từ 3623,3 tỷ đồng (năm 2005) xuống còn 3513,1 tỷ đồng (năm 2006), tức năm 2006 tổng chi phí giảm 110,2 tỷ đồng (tương ứng 3,04%) so với năm 2005. Nguyên nhân chính là do trong năm 2006, TCT đã đầu tư một số dây chuyền chế biến với thiết bị và công nghệ hiện đại, bước đầu phát triển vùng nguyên liệu. Mặt khác, nhiều đơn vị trong TCT đã tiến hành cổ phần hoá doanh nghiệp mang lại những thuận lợi lớn như những tồn tại về tài chính cơ bản được giải quyết, đội ngũ cán bộ lãnh đạo và quản lý nâng cao được trách nhiệm và quyền lợi, người lao động được lựa chọn, sàng lọc từ đó có điều kiện để tạo ra được những sản phẩm có chất lượng cao, tiết kiệm được chi phí.

* Lợi nhuận:

Đây là chỉ tiêu đánh giá một cách toàn diện tình hình sản xuất kinh doanh của TCT Rau quả, nông sản. Qua bảng cho thấy, lợi nhuận của TCT không ngừng tăng qua các năm. Năm 2005 lợi nhuận tăng 4,248 tỷ đồng (tương ứng

chi phí đều giảm, nhưng tốc độ giảm của chi phí (3,04%) nhanh hơn tốc độ giảm của doanh thu (2,8%) cho nên hoạt động kinh doanh của TCT vẫn thu được lợi nhuận đạt 25,128 tỷ đồng, tăng 5,904 tỷ đồng (hay 30,71%) so với năm 2005. Một trong những nguyên nhân của sự tăng trưởng này là do công tác quản lý chi phí tốt.

* Thu nhập bình quân:

Vấn đề thu nhập của cán bộ công nhân viên luôn được TCT quan tâm đúng mức. Điều đó được thể hiện rõ nét qua sự tăng trưởng của thu nhập bình quân. Năm 2005, thu nhập bình quân đạt 1170 ngđ/người/tháng tăng 135 ngđ (tương ứng 13,04%) so với năm 2004. Năm 2006, thu nhập bình quân đạt 1400 ngđ/người/tháng tăng 230 ngđ (tương ứng 19,66%) so với năm 2005. Qua đó cho thấy đời sống người lao động không ngừng được nâng cao, đó là do hầu hết các công ty cổ phần sản xuất kinh doanh phát triển có hiệu quả khá cao.

Tóm lại, mặc dù gặp nhiều khó khăn thách thức và còn một số hạn chế nhưng nhờ có sự chỉ đạo, giúp đỡ của Lãnh đạo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, của các Ban ngành Trung ương cũng như sự hỗ trợ, giúp đỡ của các tỉnh, các địa phương; Có sự chỉ đạo thống nhất, kịp thời của lãnh đạo TCT và các đơn vị, cùng với sự phấn đấu vươn lên trong mọi mặt công tác của cán bộ công nhân viên toàn TCT, chúng ta đã xây dựng được khối đoàn kết nhất trí, có sự phối hợp giữa các đơn vị, khắc phục các khó khăn, bước đầu phát huy được các lợi thế, thực hiện tốt nhiệm vụ công tác, sản xuất kinh doanh trong các năm.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác trả lương của Tổng công ty Rau quả, nông sản.docx (Trang 50 - 54)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(110 trang)
w