Khái quát chung về tình hình chuyển giá tại Việt Nam

Một phần của tài liệu Chuyển giá của các công ty đa quốc gia trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế.pdf (Trang 43 - 53)

Theo thống kê của Cục thuế Thành Phố Hồ Chí Minh thì có hơn 70% các doanh nghiệp FDI trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh kê khai lỗ mặc dù làm ăn tốt và tăng trưởng cao, điều này cho thấy hiện tượng chuyển giá trong các doanh nghiệp FDI là rất nghiêm trọng. Trong năm 2006, hầu hết các nguồn thu ngân sách đều tăng, chỉ có nguồn thu từ khu vực đầu tư nước ngoài (FDI) là thấp hơn dự toán ngân sách tới 7%. Thông tin xấu trên được công bố trong báo cáo kiểm toán nhà nước và thẩm tra của Ủy Ban Tài Chính Ngân Sách. Theo luật định, quyết toán ngân sách nhà nước năm 2006 phải 18 tháng sau mới hoàn tất thủ tục kiểm toán. Thời gian quá dài để có thể đưa ra một bảng báo cáo kiểm toán nhưng đó không phải là nguyên nhân chủ yếu mà tình trạng gian dối của các doanh nghiệp FDI (theo ý kiến phát biểu của tiến sĩ Trần Du Lịch tại kỳ hợp Quốc hội diễn ra ngày 10 tháng 05 năm 2008).

Tình hình khai lỗ của các doanh nghiệp FDI càng phổ biến và nghiêm trọng hơn trong những năm đầu mở của kêu gọi đầu tư, khi mà luật pháp chưa được chuẩn bị tốt để có thể bắt kịp với sự gia tăng nhanh chóng của FDI cũng như trình độ quản lý của các cơ quan

quản lý về thuế so với trình độ quản lý của các doanh nghiệp FDI các nước. Chúng ta cùng xem xét số liệu thông kê tình hình khai lỗ của các doanh nghiệp do Cục Thuế Thành Phố Hồ chí Minh và Cục Thống kê thực hiện.

Bảng 2.2: Tình hình khai lỗ tại các doanh nghiệp FDI trên địa bàn TP.HCM

Năm Sốdoanh nghiệp được khảo sát

Sốdoanh nghiệp FDI kê khai lỗ Tỷ Lệ (%) 1996 451 310 68,7% 1997 510 358 70,2% 1998 500 341 68,2% 1999 395 281 71,1% 2000 352 235 66,8% 2001 704 545 77,4% Trung bình 71,1% Nguồn: Cục Thuế TP.HCM

Thông qua số liệu trong bảng trên, chúng ta có thể thấy được 71,1% các doanh nghiệp được khảo sát đã kê khai lỗ. Vậy trong số các doanh nghiệp này, có bao nhiêu doanh nghiệp lỗ thiệt và bao nhiêu doanh nghiệp nào lỗ giả (thực hiện các hành vi chuyển giá hay gian lận trong kê khai thuế).

Một nguồn số liệu khác từ Bộ Kế Hoạch và Đầu Tư cũng tiến hành khảo sát các doanh nghiệp FDI hoạt động trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, kết quả công bố chỉ trong 6 tháng đầu năm năm 2005 trong 1.450 doanh nghiệp FDI được khảo sát thì đã có đến 1.260 doanh nghiệp kê khai làm ăn thua lỗ, chiếm đến 87% các doanh nghiệp được khảo sát. Các doanh nghiệp làm ăn có lãi chỉ có 190 doanh nghiệp tương đương khoảng 13% các doanh nghiệp được khảo sát. Đứng trước những con số thống kê trên cho thấy được tình hình nghiêm trọng của hành vi chuyển giá các doanh nghiệp FDI. Tính đến tháng 12 năm 2005 đã có 116 doanh nghiệp liên doanh chuyển sang hình thức công ty 100% vốn nước ngoài và

tổng số vốn đầu tư lên đến 1,3 tỷ USD. Nguyên nhân chủ yếu của việc chuyển đổi hình thức sở hữu doanh nghiệp này là do thua lỗ kéo dài và bên phía liên doanh Việt Nam không còn đủ khả năng tài chính để tiếp tục hợp tác kinh doanh vì vậy phải bán phần vốn của mình lại cho đối tác.

Bảng 2.3: Số các doanh nghiệp FDI kê khai lỗ qua các năm do Bộ Kế Hoạch và Đầu Tư khảo sát

Năm Số doanh nghiệp được khảo sát

Số doanh nghiệp khai lỗ Tỷ lệ % 1995 525 390 74,3% 1996 654 481 73,6% 1997 860 576 67% 1998 981 702 71,5% … 2003 525 390 74,3% 2004 654 481 73.6% 2005 1.450 1.260 87% (Nguồn: Tổng kế hoạch thực hiện đầu tư trực tiếp nước ngoài 1998 – 2000, Bộ Kế Hoạch

ĐầuTư năm 2001 và Bộ Kế Hoạch Đầu Tư năm 2005)

Từ những con số thống kê trên, nghi ngờ tính trung thực trong các báo cáo kê khai nộp thuế do các doanh nghiệp nộp về cơ quan thuế. Trong vòng 6 tháng đầu năm 2005 thì Cục thuế TP.HCM đã tiến hành kiểm tra hơn 50 doanh nghiệp có vốn FDI và phát hiện ra nhiều sai phạm của các công ty này. Các doanh nghiệp này khai man lợi nhuận trước thuế và tổng số thuế truy thu từ các doanh nghiệp gần 60 tỷ đồng. Trong năm 2008, Cục Thuế TP.HCM đã thực hiện việc kiểm tra kết quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp may mặc trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh trong hai năm 2005 và 2006 thì kết quả thu được không lấy làm khả quan. Kết quả kinh doanh trong năm 2005 của 128 doanh nghiệp may mặc được

kiểm tra thì chỉ có 25 doanh nghiệp làm ăn có lãi và tỷ suất sinh lợi bình quân là 6,07%. Như vậy tỷ suất sinh lợi của các công ty này nhỏ hơn cả lãi suất ngân hàng tại thời điểm lúc bấy giờ vì vậy chúng ta có thể đặt câu hỏi liệu có hiện tượng chuyển giá xảy ra ở các doanh nghiệp này không?

Bảng 2.4: Bảng danh sách 25 trên 128 doanh nghiệp được phân tích ngành may mặc có lãi trong năm 2005

STT TÊN DOANH NGHIỆP DOANH THU LỢI NHUẬN

LỢI NHUẬN TRÊN DOANH THU 1 Cty TNHH PROCEEDING 71.700.523.352 5.419.201.690 7,55 %

2 Cty TNHH GUNZE (Việt Nam) 145.608.221.610 7.782.018.663 5,34 % 3 Cty TNHH SX UPGAIN (VN) 111.562.737.306 12.610.893.645 11,30 % 4 Cty TNHH IGM 20.485.601.726 722.522.683 3,52 %

5 Cty May Mặc Quảng Việt 64.595.759.447 1.078.168.020 1,67 % 6 Cty TNHH May Mặc Wonderful SG 14.748.869.266 220.085.743 1,49 %

7 Cty TNHH Đại Quang Maika 13.509.078.199 398.343.680 2,95 % 8 Cty TNHH May Mặc Quốc Miên 29.922.031.125 1.407.485.967 4,70 % 9 Cty TNHH TI - HUA VIETNAM 4.106.437.998 164.894.872 4,01 % 10 Cty LD May Seven Corporation 20.166.795.511 1.871.880.304 9,28 % 11 Cty TNHH ELAND VIETNAM 90.937.378.615 6.667.386.472 7,33 % 12 Cty Cổ Phần May Phương Đông 421.950.312.787 4.365.337.444 1,03 % 13 Cty Liên Doanh Vĩnh Hưng 140.095.404.694 3.140.195.364 2,24 % 14 Cty TNHH Sae Hwa Vina 279.012.455.138 13.440.801.976 4,81 %

15 Cty Cổ Phần Việt Hưng 63.175.817.346 6.066.773.532 9,60 % 16 Cty TNHH Wooyang Vina 90.823.077.867 19.412.299.288 21,37 %

17 Cty LD Newell Nhà Bè Việt Nam 24.135.767.871 1.061.076.200 4,39 % 18 Cty TNHH O-Sung Vina 18.462.460.919 2.847.919.253 15,42 %

STT TÊN DOANH NGHIỆP DOANH THU LỢI NHUẬN

LỢI NHUẬN TRÊN DOANH THU 19 Cty TNHH King Ken 25.845.761.053 4.280.830.620 16,56 %

20 Cty TNHH LD Kavio Đông á 44.424.679.984 5.917.768.425 13,32 % 21 Cty TNHH Super Art (Việt Nam) 48.624.913.203 5.724.932.311 11,77 % 22 Cty Cổ Phần May Phú Thịnh Nhà Bè 29.847.672.334 3.079.301.509 10,31 % 23 Cty TNHH May DN Trên Không 8.601.904.417 252.061.984 2,93 % 24 Cty TNHH Hae Chang Vina 2.004.002.118 281.087.581 14,02 % 25 Cty TNHH Đông Nam Việt Nam 5.026.310.250 321.343.253 6,39 %

1.789.373.974.136 108.534.610.479 6.06 %

(Nguồn Cục Thuế TP.HCM)

Cục thuế TP.HCM tiếp tục thực hiện kiểm tra và phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của 128 doanh nghiệp may mặc trên địa bàn thành phố thì kết quả chỉ có 24 doanh nghiệp làm ăn có lãi và tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu chỉ còn 5,64%. Như vậy kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp may năm 2006 cho chúng ta thấy được khả năng có hoạt động chuyển giá tại các doanh nghiệp này càng cao hơn.

Bảng 2.4: Bảng danh sách 24 trên 128 doanh nghiệp được phân tích ngành may mặc có lãi trong năm 2006

STT TÊN DOANH NGHIỆP DOANH THU LỢI NHUẬN

LỢI NHUẬN TRÊN DOANH THU 1 Cty Cổ Phần May Nhà Bè 1.304.572.832.990 21.956.679.502 1,68% 2 Cty TNHH GUNZE (VIệT NAM) 169.115.911.108 8.489.907.883 5,02% 3 Cty TNHH SX UPGAIN (VN) 167.238.124.466 17.589.243.791 10,52% 4 Cty TNHH Đại Quang Maika 15.512.271.923 1.235.661.709 7,96% 5 Cty LD May Seven Corporation 34.516.509.424 7.101.297.160 20,57%

STT TÊN DOANH NGHIỆP DOANH THU LỢI NHUẬN

LỢI NHUẬN TRÊN DOANH THU 6 Cty TNHH ELAND VIETNAM 98.800.582.389 7.666.767.072 7,76%

7 Cty TNHH Vĩnh Phát 4.609.361.949 96.999.962 2,10% 8 Cty TNHH Hansae Việt Nam 387.444.806.013 14.794.273.951 3,82%

9 Cty Cổ Phần Việt Hưng 80.063.471.999 2.938.108.171 3,67% 10 Cty TNHH May Effort 17.538.405.126 1.498.804.750 8,55%

11 Cty TNHH Wooyang Vina 126.811.871.444 32.817.167.296 25,88% 12

Cty TNHH Perfect Quality

Industrial (VN) Inc 8.278.366.182 358.144.365 4,33% 13 Cty TNHH O-Sung Vina 25.605.685.928 1.784.957.767 6,97% 14 Cty TNHH Dệt Đông Minh (VN) 84.336.761.425 10.031.630.527 11,89% 15 Cty TNHH LD Kavio Đông á 44.424.679.984 5.917.768.425 13,32% 16 Cty TNHH Yesum Vina 35.354.797.450 5.210.816.357 14,74% 17 Cty TNHH New Trend 7.042.768.251 463.207.766 6,58% 18 Cty CP May Phú Thịnh Nhà Bè 35.075.879.310 3.253.646.056 9,28% 19 Cty TNHH Haekwang Vina 7.942.493.777 926.588.165 11,66% 20

Cty TNHH May Xuất Khẩu Sơn

Hà Vina 26.824.882.770 3.664.852.371 13,66% 21 Cty TNHH May DN Trên Không 7.513.820.971 532.766.260 7,09% 22 Cty TNHH Ampfield (Việt Nam) 20.071.201.136 789.075.327 3,93% 23 Cty TNHH May SHIN DONG 26.655.296.396 4.646.595.612 17,43% 24 Cty TNHH Hae Chang Vina 5.769.033.335 713.926.557 12,37% 2.741.119.815.746 154.478.886.802 5,64%

Một câu hỏi được đặt ra là tại sao các doanh nghiệp FDI có tiềm lực tài chính hùng hậu. Trình độ quản lý cao thì nguyên nhân dẫn đến thua lỗ là do đâu? Thật ra nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng trên là do các doanh nghiệp FDI dựa vào sự chênh lệch thuế suất thuế TNDN giữa các quốc gia để thực hiện hành vi chuyển giá. So với các nước trong khu vực thì thuế suất thuế TNDN tại nước ta vẫn còn cao hơn so với các nước trong khu vực. Thuế suất thuế TNDN tại Việt Nam trước thời điểm năm 2003 là 32% và cuối năm 2003 chính phủ đã giảm xuống còn 28% cho đến hết năm 2008. Bắt đầu từ năm 2009 thì thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp của Việt Nam là 25 %.

Như vậy thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp tại Việt Nam so với thuế suất thuế thu nhập doanh tại các nước trong khu vực và trên thế giới vẫn còn cao, vì vậy sẽ có một số hướng chuyển lợi nhuận như bảng thuế suất sau.

Bảng 2.6: Thuế suất thuế TNDN tại các quốc gia vào thời điểm năm 2008

Quốc gia Thuế suất cao nhất

Hồng Kông 16,5% Ireland 12,5% Hungary 16% Nga 24% Đài Loan 25% Hàn Quốc 27,5% Úc 30% Thái Lan 30% Trung Quốc 25% Pháp 33,33% Mỹ 40% Nhật Bản 40,69% Việt Nam 28%

Căn cứ vào bảng thuế suất được khảo sát vào năm 2002 thì thuế suất tại Việt Nam được xem là thuộc nhóm các quốc gia có thuế suất cao trong khu vực. Mặc dù đến cuối năm 2003 chính phủ đã có sự điều chỉnh thuế suất từ 32% xuống 28% nhưng trong thời gian này thì các quốc gia trong khu vực cũng điều chỉnh thuế suất xuống mức thấp hơn. Như Singapore điều chỉnh thuế suất từ 20% xuống 19%, Philippine điều chỉnh thuế suất từ 35% xuống 30% và gần đây nhất là Trung Quốc điều chỉnh thuế suất từ 33% xuống mức thuế suất mới là 25% để tăng tính cạnh tranh và chuyển hướng hoạt động chuyển giá. Sự cắt giảm thuế suất của các quốc gia trong khu vực càng làm tăng thêm áp lực hoạt động chuyển giá của các MNC lên Việt Nam.

Một trong những nguyên nhân khác dẫn đến tình trạng chuyển giá xảy ra một cách nghiêm trọng tại Việt Nam là do luật pháp chưa hoàn thiện và luật pháp thường có một độ trễ so với tình hình thực tế kinh tế quốc gia đó. Các qui định pháp luật còn nhiều chỗ chưa phù hợp và nhiều khe hở, vì vậy mà các MNC lách luật hay trái luật để thực hiện các hành vi chuyển giá mà không bị phát hiện. Mặt khác năng lực của cán bộ thuế còn nhiều hạn chế và cơ quan quản lý chưa xây dựng được một cơ sở dữ liệu về giá cả của các giao dịch nội bộ để có cơ sở làm căn cứ để so sánh. Năng lực về thẩm định giá của cán bộ vẫn còn hạn chế. Các yếu kém trên cần được khắc phục để tránh làm mất nguồn thu cho ngân sách nhà nước. Theo một báo cáo mới đây của Bộ Tài Chính thì tình hình hoạt động chuyển giá diễn ra một cách nghiêm trọng trong các ngành sản xuất lắp ráp ô tô, bia và các chất tẩy rửa. Hậu quả của hoạt động chuyển giá đối với xã hội và quyền lợi của người dân rất nghiêm trọng, vì vậy các cơ quan chức năng cần phải quan tâm và quản lý một cách hiệu quả hơn.

2.2.2 Tìm hiểu một số trường hợp chuyển giá tiêu biểu tại Việt Nam

Các MNC thực hiện hành vi chuyển giá nhằm mục đích cuối cùng là tối đa hóa lợi nhuận của mình và tối thiểu hóa số thuế mà MNC phải nộp cho chính phủ nước sở tại. Từ mục đích này thì các MNC sẽ thực hiện hành vi chuyển giá bằng nhiều cách khác nhau. Thông qua các tư liệu thì chúng ta có thể chia các hành động chuyển giá của các MNC tại Việt Nam theo các nhóm tiêu biểu sau:

2.2.2.1 Nâng giá trị vốn góp

Trong quá trình đầu tư vào Việt Nam để sản xuất kinh doanh, do các MNC có máy móc thiết bị công nghệ hiện đại nên các MNC sẽ tiến hành góp vốn bằng máy móc thiết bị và công nghệ hiện đại. Do phía Việt Nam chưa có đủ năng lực và trình độ để thẩm định giá các loại thiết bị công nghệ hiện đại này nên thường sẽ bị các đối tác nước ngoài định giá các thiết bị, công nghệ cao hơn giá trị thực tế của chúng. Việc định giá cao sẽ làm nâng giá trị vốn góp trong liên doanh của bên đối tác và chiếm lấy quyền quản trị công ty. Về phía đối tác Việt Nam đa phần chỉ góp vốn bằng giá trị sử dụng đất nên giá trị vốn góp trong liên doanh thường rất thấp.

Việc định giá cao thiết bị máy móc đầu tư ban đầu đã giúp cho các MNC chuyển một lượng tiền đi ngược trở ra cho công ty mẹ ngay từ lúc đầu tư và thông qua chi phí khấu hao hàng năm sẽ làm cho nhà nước thất thu thuế. Một trường hợp như sau công ty nâng giá trị của máy móc thiết bị lên 1.000 USD (giá trị thực của máy móc thiết bị chỉ có 10.000 USD, nhưng khi góp vốn liên doanh thì đối tác nước ngoài đã nâng lên là 11.000 USD). Ngay khi góp vốn nếu máy móc này được mua từ công ty mẹ thì đối tác nước ngoài đã chuyển 1.000 USD này về cho công ty mẹ và nếu máy móc này được khấu hao theo đường thẳng trong 10 năm thì mỗi năm chi phí khấu hao tăng thêm do phần định giá nâng lên là 100 USD một năm. Thuế suất hiện nay là 28% thì Chính phủ Việt Nam mỗi năm mất thêm 28 USD tiền thuế TNDN. Hiện tượng nâng giá này diễn ra một cách nghiêm trọng tại Việt Nam:

Ví dụ 1: Công ty Liên doanh gia cầm Việt Thái đi vào hoạt động với phần vốn góp của đối tác Thái Lan là dây chuyền giết mổ, giá trị thực tế của dây chuyền này được thẩm định chỉ có 400.000 USD. Nhưng khi tham gia góp vốn bên đối tác Thái Lan đã kê khai khống nâng giá trị vốn góp của dây chuyền này lên đến 600.000 USD. Giá trị vốn góp nâng lên chiếm đến 50% giá trị thật của dây chuyền giết mổ.

Ví dụ 2: một khách sạn liên doanh giữa Tổng Công ty Du lịch Sài Gòn và Vina Group đã xác định giá trị đưa vào góp vốn của Vina Group là 4.340.000 USD. Nhưng theo sự thẩm định giá của công ty giám định giá Quốc Tế thì giá trị tài sản góp vốn của Vina Group chỉ

có giá trị là 2.990.000 USD. Như vậy trong nghiệp vụ định giá giá trị góp vốn liên doanh này phía Việt Nam đã bị thiệt 1.350.000 USD tương đương 45.2%.

Theo một báo cáo giám định của công ty kiểm định Quốc Tế về việc xác định giá trị vốn góp của các bên liên doanh thực hiện vào năm 1993 cho ta kết quả trong bảng số liệu dưới đây:

Bảng 2.7: Xác định giá trị vốn góp của các bên liên doanh

SốTT Tên dự án liên doanh

Giá trị thiết bị khai báo Giá trị thiết bị thẩm định Chênh lệch do khai khống Tỷ lệ khai khống 1 2 3 4 5 6 7

Liên doanh K/s Thăng Long (TP.HCM)

Công ty ô Tô Hòa Bình (Hà Nội) Công ty BGI Tiền Giang

Nhà máy sợ Joubo (TP.HCM) Khách Sạn Hà Nội (Hà Nội) TT Quốc tế DV – VP Hà Nội Công ty Sài Gòn VeWong (TPHCM) 496.906 5.823.818 28.461.914 3.497.848 2.002.612 1.288.170 4.972.073 306.900 4.221.520 20.667.436 3.003.930 1.738.752 1.028.170 4.612.640 190.006 1.602.298 7.794.478 493.918 263.860 260.000 359.433

Một phần của tài liệu Chuyển giá của các công ty đa quốc gia trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế.pdf (Trang 43 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)