các quốc gia chống lại chuyển giá
Việt Nam trở thành thành viên của tổ chức thương mại thế giới WTO sẽ gắn liền giữa quyền lợi được hưởng và nghĩa vụ phải thực hiện. Việt Nam cam kết lấy các nguyên tắc của WTO làm nền tảng cho các chính sách thương mại của mình. Để làm được điều này thì Việt Nam phải từng bước rà soát và chỉnh sửa luật pháp sao cho phù hợp với các qui định và nguyên tắc của WTO. Việt Nam phải theo đuổi các chính sách kinh tế, thuế quan nhằm tạo nên một thị trường mang tính minh bạch, tự do hóa và mang đúng nghĩa của một nền kinh tế thị trường.
Việt Nam đã xây dựng cam kết về thuế quan và lộ trình điều chỉnh mức thuế suất phù hợp với các nguyên tắc của WTO. Trong biểu thuế cam kết, Việt Nam xây dựng cụ thể mức thuế suất và lộ trình thay đổi cho loại sản phẩm của các lĩnh vực kinh tế khác nhau.
Trong công tác kiểm soát chuyển giá thì Việt Nam tham khảo các hướng dẫn và qui định của các nước phát triển (OECD). Mặc dù Việt Nam không phải là thành viên của tổ chức này nhưng các hướng dẫn về chuyển giá của OECD mang tính phổ biến và áp dụng rộng rãi tại các quốc gia phát triển. Dựa vào đây, Chính phủ Việt Nam đã xây dựng Thông tư 117 ban hành ngày 19 tháng 12 năm 2005 để điều tiết và quản lý hoạt động chuyển giá. Nội dung chính của Thông tư 117 đã đưa ra được hướng dẫn cụ thể về các phương pháp định giá chuyển giao, điều kiện áp dụng của các phương pháp này. Đây được xem là thước đo chuẩn khi cơ quan thuế thanh tra và kiểm tra hoạt động mua bán nội bộ của các tập đoàn đa quốc gia có mặt tại Việt Nam. Các hướng dẫn của Thông tư 117 cũng đi sát với các hướng dẫn của tổ chức OECD vì vậy sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các MNC hiểu và thực hiện.
Hàng năm các nước Châu Á có tổ chức diễn đàn thuế Châu Á (The Annual Asia Tax Forum), các chuyên gia về kinh tế, thuế và cơ quan thuế của các quốc gia tham dự diễn đàn này để cùng chia sẻ kinh nghiệm về các vấn đề liên quan đến thuế quan và mỗi năm sẽ có một chủ đề khác nhau. Năm 2008, tại Thượng Hải Trung Quốc, diễn đàn đã đưa ra vấn đề chuyển giá trong các tập đoàn đa quốc gia để cùng thảo luận. Các chuyên gia thuế, kinh tế và cơ quan thuế của Việt Nam cũng tham gia vào diễn đàn này để chia sẻ và học hỏi kinh nghiệm từ các quốc gia bạn. Ngoài ra, Chính phủ Việt Nam cũng thực hiện việc ký các hiệp định song phương và đa phương với các quốc gia khi gia nhập WTO. Các hiệp định song phương này còn bao hàm việc tạo môi trường đầu tư, giải quyết các tranh chấp và cung cấp số liệu kinh tế khi nước bạn cần và ngược lại. Khi cơ quan thuế của một quốc gia điều tra về hoạt động chuyển giá của một tập đoàn đa quốc gia thì có thể liên lạc với cơ quan thuế trên nước bạn để lấy thông tin. Việc ký hiệp định song phương giúp cho hai quốc gia liên kết chặt chẽ hơn và phối hợp cùng nhau kiểm soát các hành vi gian lận kinh tế của các tập đoàn đa quốc gia trong đó có hoạt động chuyển giá. Việt Nam cũng đã ký nhiều hiệp định song phương với các quốc gia khác nhằm tạo mối liên hệ gắn kết về kinh tế, trong đó có Hiệp định thương mại song phương Hoa Kỳ - Việt Nam.
Song song với việc ký kết hiệp định song phương, các quốc gia đang có xu hướng tiến hành ký kết các hiệp định ba bên giữa chính quốc, quốc gia sở tại và tập đoàn kinh tế có trụ sở tại quốc gia sở tại các nội dung về thuế và giá cả. Việc ký kết này nhằm tạo một nền tảng vững chắc về thuế, tạo môi trường minh bạch để thu hút đầu tư và kiểm soát hành vi gian lận kinh tế.
3.2 Các biện pháp kiểm soát chuyển giá của Chính phủ Việt Nam 3.2.1 Hoàn thiện các văn bản pháp lý kiểm soát chuyển giá