Tìm hiểu một ví dụ thực tế chuyển giá theo phương pháp giá vốn cộng lãi

Một phần của tài liệu Chuyển giá của các công ty đa quốc gia trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế.pdf (Trang 64 - 72)

Trong phần này tác giả sẽ trình bày một ví dụ thực tế của việc định giá bán nội bộ tại một tập đoàn kinh tế. Vì lý do nhạy cảm của vấn đề nên tác giả xin phép không nêu tên MNC và sản phẩm trong ví dụ mà chỉ gọi là MNC và sản phẩm là một loại dầu gội đầu.

Chi nhánh MNC tại Việt Nam là một trong những thành viên của MNC mà MNC này đã có nhiều chi nhánh đặt tại nhiều quốc gia trong khu vực Đông Nam Á và trên thế giới. Do những điều kiện về kinh tế và lợi thế so sánh của các chi nhánh có mặt tại các quốc gia khác nhau mà MNC chọn chi nhánh tại Việt Nam để sản xuất và xuất khẩu cho các nước. Chi nhánh MNC tại Việt Nam sẽ trở thành một chi nhánh chuyên sản xuất ra sản phẩm, sau đó cung cấp cho các chi nhánh của MNC tại các quốc gia khác. MNC tại Việt Nam sẽ thực hiện chào giá bán nội bộ cho các thành viên khác và việc báo giá nội bộ sẽ được thực hiện hàng quý hay theo một vài trường hợp cụ thể tùy theo yêu cầu của các thành viên trong nội bộ của MNC.

Để tính được bảng báo giá cho các công ty thành viên của MNC thì MNC tại Việt Nam cũng dựa vào phương pháp giá vốn cộng lãi để báo giá, đưa ra chi tiết bản tính cụ thể cho một tấn sản phẩm và một thùng sản phẩm. MNC tại Việt Nam sẽ đưa ra cấu trúc chi phí để sản xuất ra một tấn sản phẩm bao gồm những chi phí gì và lợi nhuận nội bộ mà MNC tại Việt Nam đã cộng vào một tấn hay một thùng sản phẩm. Giá bán của một thùng sản phẩm được tính bằng cách lấy giá bán của một tấn sản phẩm chia cho số lượng thùng để tạo thành một tấn sản phẩm.

Trong quá trình báo giá thì MNC tại Việt Nam cũng phải thể hiện rõ cấu trúc chi phí cấu thành nên giá thành của một tấn sản phẩm. Cấu trúc chi phí được thể hiện như sau :

Trong bảng cấu trúc chi phí này các yếu tố chi phí cấu thành nên giá của một tấn sản phẩm sẽ lại được tiếp tục chi tiết trong các bảng tính kèm theo. Để hiểu rõ hơn phương pháp tính giá nội bộ này, tác giả sẽ trình bày phương pháp tính toán của từng khoản mục chi phí trong bảng cấu trúc chi phí.

Trước tiên chúng ta đi vào tìm hiểu yếu tố chi phí nguyên liệu. Nguyên liệu để sản xuất ra một tấn sản phẩm dầu gội đầu có thể được mua từ trong nước hoặc nhập khẩu. MNC tại Việt Nam sẽ tính ra giá nguyên vật liệu cho sản phẩm xuất khẩu, và thông thường sẽ cộng thêm 10% chênh lệch giữa giá có thuế nhập khẩu và giá chưa có thuế nhập khẩu. Phần chênh lệch này là chi phí cho việc làm thủ tục hoàn thuế nhập khẩu đối với các nguyên liệu nhập khẩu. Vì vậy giá nguyên vật liệu tính cho xuất khẩu nội bộ sẽ được tính bằng giá mua không có thuế nhập khẩu cộng cho 10% chênh lệch giữa giá có thuế nhập khẩu và giá không có thuế nhập khẩu.

Ngoài yêu tố giá của nguyên liệu sản xuất cho xuất khẩu thì MNC tại Việt Nam cũng phải trình bày chi tiết tỷ trọng các nguyên liệu để cấu thành một tấn sản phẩm. Tỷ trọng này sẽ được phòng nghiên cứu và phát triển sản phẩm hay phòng kế hoạch sản xuất cung cấp. Tương tự cho chi phí bao bì của sản phẩm như sau:

Trong phần tính toán chi phí bao bì đã chỉ ra được các chỉ số như số lượng sản phẩm cho một thùng, trọng lượng của một sản phẩm, số lượng thùng trên một tấn sản phẩm và số

lượng sản phẩm trên một tấn sản phẩm. Các thông tin này giúp cho công ty nhập khẩu biết được số lượng sản phẩm để đưa ra quyết định nhập khẩu.

Chi phí sản xuất cố định và chi phí sản xuất biến đổi để sản xuất ra một tấn sản phẩm sẽ được bộ phận kế toán chi phí tại nhà máy cung cấp. Kế toán chi phí sẽ căn cứ vào số lượng giờ công và giờ máy chạy thực tế và đơn giá của một giờ công và giờ máy thực tế phát sinh để tính ra chi phí sản xuất cố định và chi phí sản xuất biến đổi.

Chi phí sản xuất chung sẽ được tính bằng cách lấy tổng của chi phí nguyên liệu, chi phí bao bì, chi phí sản xuất cố định và chi phí sản xuất biến đổi nhân với tỷ lệ đóng góp của chi phí sản xuất chung trong một đồng chi phí để sản xuất ra sản phẩm. Tỷ lệ này được tính như sau:

Tỷ lệ chi phí sản xuất chung được tính bằng cách lấy tổng chi phí của các bộ phận liên quan phục vụ cho hoạt động xuất khẩu của công ty chia cho tổng chi phí sản phẩm sản xuất ra trong một năm.

Cộng các khoảng chi phí nguyên liệu, chi phí bao bì, chi phí sản xuất cố định, chi phí sản xuất biến đổi và chi phí sản xuất chung lại với nhau thì có được giá xuất xưởng của một tấn sản phẩm.

Nhìn vào bảng cấu trúc chi phí của sản phẩm chúng ta còn hai yếu tố chi phí là chi phí vận tải và lợi nhuận cộng thêm mà MNC tại Việt Nam sẽ cộng vào khi báo giá bán nội bộ, chi phí vận tải sẽ tùy thuộc vào điều kiện mua bán thỏa thuận giữa hai bên mua và bán sao cho có lợi nhất. Chi phí vận chuyển và bốc xếp hàng hóa này sẽ được cộng trực tiếp vào giá của một tấn sản phẩm hay một thùng sản phẩm được bán ra. Chúng ta xem bảng tính chi phí xuất nhập khẩu sau:

Sau khi đã tính đủ các chi phí cần thiết để cấu thành nên chi phí của 1 tấn sản phẩm thì MNC tại Việt Nam sẽ tính đến phần lợi nhuận mà MNC tại Việt Nam được hưởng. Phần lợi nhuận cộng thêm này được xác định bằng một tỷ lệ qui định trong nội bộ của MNC vì vậy lợi nhuận cộng thêm này sẽ không giống với lợi nhuận của hàng hóa mà MNC bán tại thị trường Việt Nam. Trong ví dụ này thì tỷ lệ lợi nhuận cộng thêm được tính bằng 10% tổng vốn tham gia vào sản xuất ra 1 tấn sản phẩm, tổng vốn tham gia vào sản xuất ra 1 tấn sản phẩm bao gồm vốn lưu động, hàng tồn kho, công nợ và vốn cố định tham gia vào sản xuất ra một tấn sản phẩm.

Như vậy với mỗi tấn sản phẩm xuất khẩu thì phần lợi nhuận của MNC tại Việt Nam chính là phần lợi nhuận cộng thêm. Nếu tỷ lệ lợi nhuận cộng thêm không được tính toán khách quan thì hiện tượng chuyển giá sẽ xảy ra.

Kết Luận Chương 2:

Nhìn chung tất cả các trường hợp chuyển giá nêu trên của các công ty có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam đều thực hiện các thủ đoạn như là:

- Chủ động hạch toán thu lỗ thông qua các hình thức quảng cáo, khuyến mãi, tăng chi phí chuyên gia, chi phí đại diện nhằm mục đích đẩy phía liên doanh Việt Nam ra khỏi công ty dựa vào tiềm lực tài chính vững mạnh của các công ty mẹ ở nước ngoài.

- Thực hiện mọi biện pháp để giảm thiểu số thuế TNDN phải nộp tại Việt Nam, không loại trừ các hành vi lách luật và sai luật.

- Cố gắng chuyển lợi nhuận về nước càng nhiều càng tốt bằng cách thông qua các hình thức định giá cao tài sản, nguyên vật liệu đầu vào, các chi phí về bản quyền và bí quyết công nghệ để các công ty mẹ tại chính quốc sẽ được hưởng lợi trong khi công ty tại Việt Nam phải gánh chịu thua lỗ nặng nề.

- Thực hiện việc xâm nhập thị trường, chiếm lấy thị phần và cuối cùng đánh bật các đối thủ cạnh tranh nội địa ra khỏi thị trường nhờ các hình thức quảng cáo, khuyến mãi và tiếp thị. Khi đã xây dựng được một thương hiệu vững chắc, đồng thời đẩy phía đối tác Việt Nam ra khỏi liên doanh thì các MNC sẽ tha hồ khai thác thị trường và hưởng lợi. Với thế mạnh trên thị trường thì các MNC sẽ thao túng thị trường và tạo ra sự mất công bằng trong nghĩa vụ thuế so với các công ty nội địa đồng thời làm tổn hại, mất cân bằng cho nền kinh tế.

CHƯƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP KIỂM SOÁT HOẠT ĐỘNG CHUYỂN GIÁ CỦA CÁC CÔNG TY ĐA QUỐC GIA TRONG GIAI ĐOẠN HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ.

Một phần của tài liệu Chuyển giá của các công ty đa quốc gia trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế.pdf (Trang 64 - 72)