I. TỔNG QUAN VỀ TỈNH PHÚ THỌ
2. Vài nét về hoạt động đầu tư phát triển tại Phú Thọ giai đoạn
2.3. Cơ cấu vốn đầu tư phát triển
Cơ cấu đầu tư theo nguồn vốn
Giai đoạn 2001-2007
Trong giai đoạn 2001-2007, trên địa bàn tỉnh Phú Thọ, tổng lượng vốn do Trung ương quản lý đạt 5595,31 tỷ đồng, chiếm 23,03% trong tổng lượng vốn đầu tư phát triển. Lượng vốn do địa phương quản lý đạt 12.803,69 tỷ đồng, chiếm tương ứng là 50,63%, trong đó khu vực kinh tế nhà nước đóng góp 8998,3 tỷ đồng, khu vực dân doanh đóng góp 3805,39 tỷ đồng với tỷ trọng lần lượt là 35,58% và 14,15% trong tổng lượng vốn đầu tư phát triển. Khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đóng góp 6888,0 tỷ đồng, chiếm 27,24% trong tổng lượng vốn đầu tư; trong đó,tổng số vốn FDI đạt 5653,44 tỷ đồng, chiếm 22,35% trong tổng lượng vốn đầu tư phát triển.
Biểu I.7: Cơ cấu đầu tư Phú Thọ (2001-2007) theo nguồn vốn
Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Phú Thọ
Như vậy trong giai đoạn 2001-2007, lượng vốn đầu tư từ khu vực kinh tế trong nước vẫn chiếm đa số với 72,76%. Trong đó khu vực kinh tế nhà nước vẫn đóng vai trò chủ đạo và chiếm một tỷ trọng lớn nhất với 35,58% (Xem biểu I.7). Lượng vốn do Trung Ương quản lý cũng khá lớn, đạt 23,03%, xấp xỉ lượng vốn của khu vực ĐTNN. Lượng vốn từ khu vực ĐTNN chiếm tỷ trọng khá cao và cũng đang tăng rất mạnh, đặc biệt là FDI và đang ngày càng trở thành một nguồn bổ sung quan trọng cho nguồn vốn trong
nước. So sánh với tỷ trọng 16,7% ĐTNN của Việt Nam giai đoạn 2001-2007 thì Phú Thọ có tỷ trọng ĐTNN cao hơn nhiều (27,24%).
Cơ cấu đầu tư theo ngành kinh tế
Giai đoạn 2001-2007
Trong giai đoạn 2001-2007, trên địa bàn tỉnh Phú Thọ, lượng vốn đầu tư vào ngành công nghiệp và xây dựng chiếm 54,8% trong tổng lượng vốn đầu tư phát triển toàn tỉnh; trong khi đó ngành nông lâm nghiệp, thuỷ lợi có tỷ trọng tương ứng là 13,8%,ngành giao thông chiếm tỷ trọng 10,3%.Các ngành khác chiếm tỷ trọng thấp nhất: Hạ tầng đô thị và quản lý nhà nướcchiếm 1,7% tổng số vốn đầu tư; y tế xã hội chiếm 2,1%; giáo dục đào tạo chiếm 1,6%; văn hoá thông tin, phát thanh truyền hình chiếm 1,6%; khoa học môi trường, an ninh quốc phòng và các ngành khác chiếm 14,1% tổng lượng vốn đầu tư toàn xã hội. Cơ cấu đầu tư của Phú Thọ theo 3 ngành chính của nền kinh tế như sau:
Biểu I.8: Cơ cấu đầu tư Phú Thọ (2001-2007) theo ngành kinh tế
Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Phú Thọ
Cơ cấu đầu tư của tỉnh theo ngành là cơ cấu thiên về công nghiệp và xây dựng. Đây cũng là cơ cấu đầu tư bám sát theo chủ trương công nghiệp hóa- hiện đại hóa của Đảng và nhà nước, phù hợp với điều kiện thực tế của tỉnh Phú Thọ là, một tỉnh mạnh về công nghiệp, nhằm hướng đến mục tiêu đến năm 2020 đưa tỉnh cơ bản trở thành một tỉnh công nghiệp. Cơ cấu đầu tư trên đã có những tác động tích cực đến việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh theo hướng giảm dần tỷ trọng của nông lâm nghiệp và thủy sản, tăng dần tỷ trọng của công nghiệp xây dựng và các ngành dịch vụ.
Cơ cấu đầu tư theo vùng
Giai đoạn 2001-2007
Trong giai đoạn 2001-2007, trên địa bàn tỉnh Phú Thọ, đầu tư ở khu vực đô thị chiếm 65,5%, vùng núi chiếm 24,4%, các vùng khác chiếm 10,1% tổng lượng vốn đầu tư. Cụ thể, vốn đầu tư tập trung trong nước ưu tiên đầu tư vào khu vực đô thị với 52,5% tổng vốn đầu tư, tiếp đến là vùng núi với 32,8% và các vùng khác là 14,6% tổng vốn đầu tư. Đối với vốn tín dụng đầu tư và quỹ hỗ trợ đầu tư quốc gia thì các dự án đầu tư phần lớn ở đô thị, tỷ trọng vốn chiếm 67,5% tổng vốn tín dụng (vùng núi và các vùng khác chiếm 32,5%). Còn với các nguồn vốn đầu tư nước ngoài: Các dự án đầu tư chủ yếu ở khu vực đô thị, chiếm 85,6%, khu vực miền núi và vùng khác chỉ chiếm 14,4% trong tổng vốn đầu tư nước ngoài đổ vào tỉnh.
Biểu I.9: Cơ cấu đầu tư Phú Thọ (2001-2007) theo vùng
Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Phú Thọ
Cơ cấu đầu tư theo vùng của tỉnh Phú Thọ nhìn chung là khá mất cân đối.Các dự án có vốn đầu tư trong nước và nước ngoài tập trung đầu tư nhiều vào thành phố Việt Trì, các huyện Phù Ninh, Hạ Hòa, Tam Nông, Lâm Thao và các huyện, thị còn lại đầu tư còn ít về số lượng dự án cũng như nguồn vốn còn nhỏ. Tuy nhiên, những dự án đầu tư vào các khu đô thị trên địa bàn tỉnh đều là các dự án mũi nhọn, nhằm tận dụng lực lượng lao động lành nghề và cơ sở hạ tầng tốt ở những khu vực này. Việc tập trung đầu tư mạnh vào các vùng đô thị và các khu công nghiệp nhằm tạo ra các khu vực trọng điểm về kinh
tế, đưa các khu vực này đi trước về trình độ phát triển kinh tế, từ đó kéo theo sự phát triển sang các vùng khác.