I. QUAN ĐIỂM, ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỤC TIÊU THU HÚT FDI CỦA
1. Định hướng phát triển Kinh tế-Xã hội của Tỉnh Phú Thọ
1.2. Huy độngvốn đầu tư tới 2020
- Huy độngvốn đầu tư phải đặt trong mối quan hệ hữu cơ với việc phát triển các hoạt động kinh tế - xã hội nói chung, phải kết hợp giữa vốn đầu tư trong nước và vốn đầu tư nước ngoài, chú trọng xây dựng cơ sở lâu dài cho các hoạt động thu hút đầu tư phát triển không ngừng với tốc độ cao.
- Huy độngvốn đầu tư phải trên cơ sở giải quyết các mối quan hệ biện chứng giữa kinh tế và chính trị, đảm bảo an ninh quốc phòng, đảm bảo mối quan hệ lợi ích trước mắt và lâu dài, đặt lợi ích của tỉnh trong mối quan hệ chặt chẽ với lợi ích của cả nước.
- Huy độngvốn đầu tư một cách tổng hợp, toàn diện bao gồm nhiều loại hình đầu tư; với sự tham gia của tất cả các thành phần kinh tế trong nước và nước ngoài nhằm nhanh chóng thúc đẩy phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
- Huy độngvốn đầu tư đi theo hướng cơ cấu kinh tế mở, tận dụng khai thác các nguồn lực bên ngoài (cả trong và ngoài nước) để nhân lên sức mạnh bên trong, gắn thu hút đầu tư của tỉnh với kinh tế cả nước, đặc biệt là với các tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và Thủ đô Hà Nội.
Phương hướng huy động vốn đầu tư
- Tạo môi trường đầu tư, môi trường kinh doanh thông thoáng để huy động đầu tư thuận lợi, khai thác các nguồn lực bên trong và bên ngoài để tất cả các thành phần kinh tế phát triển; nhưng trong giai đoạn đầu của thời kỳ phát triển phải hết sức coi trọng nguồn vốn đầu tư nước ngoài.
- Phát triển kinh tế địa phương dựa trên cơ sở lấy công nghiệp làm nền tảng, tiếp tục đưa ra các chính sách hợp lý để thu hút vốn FDI và đầu tư từ các tỉnh bạn; ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp nội địa, sử dụng nguyên liệu và lao động địa phương; đảm bảo các ngành công nghiệp phát triển liên tục và bền vững trên địa bàn, tận dụng tối đa mọi thế mạnh của tỉnh. Phải coi đầu tư vào KCN-CCN là vấn đề then chốt trong huy động vốn đầu tư trong và ngoài nước, từ đó đề ra các chính sách phát triển hạ tầng KCN- CCN, có chính sách ưu đãi thích hợp cho nhà đầu tư.
Nhu cầu vốn đầu tư:
Để đạt được các mục tiêu kinh tế - xã hội, tổng nhu cầu vốn đầu tư giai đoạn 2007- 2020 khoảng 121,5 ngàn tỷ đồng. Trong đó, giai đoạn 2007-2010 khoảng 25,3 nghìn tỷ, giai đoạn 2011-2015: 35,5 nghìn tỷ và giai đoạn 2016-2020 là 60,7 nghìn tỷ đồng. Bình quân một năm cần đầu tư khoảng 8,7 nghìn tỷ đồng. Cụ thể như sau:
Bảng II.4: Nhu cầu vốn đầu tư Phú Thọ (2007-2020) theo ngành
STT Ngành Đơn vị Vốn đầu tư Đơn vị Tỷ trọng
1 Công nghiệp 1.000 tỷ 62,6 % 51,52
2 Nông nghiệp ” 5,3 ” 4,37
3 Dịch vụ ” 53,6 ” 44,11
Tổng cộng ” 121,5 ” 100
Nguồn: Quy hoạch KT-XH Phú Thọ 2007-2020
Trong khi giai đoạn 2001-2007, tỷ trọng đầu tư cho ngành nông nghiệp là 13,8% thì giai đoạn 2007-2020, nhu cầu đầu tư giảm xuống chỉ còn 4,37%. Cơ cấu dịch vụ cũng tăng lên đến 44,11%, trong khi giai đoạn 2001-2007 chỉ là 31,4%. Vậy nhu cầu vốn đầu tư như trên là kết quả tất yếu của một nền kinh tế đã phát triển, trong đó ngành công nghiệp và ngành dịch vụ chiếm tỷ trọng lớn trong nền kinh tế.
Huy động vốn đầu tư:
Biểu II.1: Cơ cấu vốn đầu tư huy động giai đoạn 2007-2020
30.00% 40% 30.00% Vốn NSNN Vốn DNNN và tư nhân Vốn bên ngoài
Nguồn: Quy hoạch KT-XH Phú Thọ 2007-2020
Nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước (bao gồm cả vốn ODA), trong đó cả từ ngân sách Trung ương và ngân sách tỉnh dành chủ yếu cho phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế và xã hội, đáp ứng được khoảng 30% nhu cầu vốn đầu tư. Nguồn vốn đầu tư từ các doanh nghiệp nhà nước và từ khu vực dân doanh khoảng 40% vốn đầu tư; vốn tín dụng
và liên doanh, liên kết với các địa phương ngoài tỉnh (kể cả đầu tư nước ngoài) dự kiến sẽ đáp ứng được 30% tổng nhu cầu vốn đầu tư (Xem biểu II.1). Về các nguồn vốn bên ngoài, theo kinh nghiệm các năm trước thì tỉnh huy động 25% từ các địa phương ngoài và 75% từ nước ngoài. Vậy lượng FDI cần thiết trong giai đoạn 2007-2020 là 22,5% tổng vốn đầu tư tức là vào khoảng 27,34 nghìn tỷ đồng tương đương 1708,75 triệu USD, bình quân 1 năm là 122 triệu USD. Trong 14 năm từ 2007-2020, Phú Thọ cần thu hút một lượng vốn FDI bằng 4,83 lần lượng vốn FDI đã thu hút được trong 7 năm 2001- 2007, đòi hỏi một nỗ lực rất lớn của các nhà hoạch định chính sách FDI của tỉnh trong những năm tới.