VII. CHIẾN LƢỢC SBU VÀ CÁC CHIẾN LƢỢC CHỨC NĂNG
2. Căn hộ cao cấp
2.2. Chiến lược phát triển cho giai đoạn cạnh tranh
Các sản phẩm bất động sản của tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai đang bước vào giai đoạn bành trướng (cạnh tranh mạnh với các cty và tập đoàn khác). Vị thế cạnh tranh trên thị trường của Hoàng Anh Gia Lai là khá mạnh với các dòng sản phẩm chất
lượng cao. Vì vậy chiến lược cần thiết là mở rộng thị phần nhằm nâng cao lợi nhuận. Các yếu tố cần chú ý trong chiến lược này là:
- Sản phẩm:
Chú trọng chất lượng: xây dựng qui trình từ khâu thăm dò, đo lường đến thi công, nghiệm thu và bảo quản đảm bảo theo tiêu chuẩn qui định. Nguyên vật liệu đề cao chất lượng hàng đầu, chỉ liên kết hợp tác với những công ty uy tín, lớn trên thị trường. Đội ngũ thi công với tay nghề cao, tinh thần trách nhiệm cao.
Thiết kế độc đáo, hài hòa phù hợp với đặc điểm tự nhiên cũng như truyền thống văn hóa người Việt.
- Dịch vụ: phương châm của công ty là đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng, dù là những khách hàng khó tính nhất với những dịch vụ tiện ích nhất như:
Dịch vụ giữ trẻ chuyên nghiệp, nấu ăn phục vụ tận tình, chu đáo… Dịch vụ lau dọn, vệ sinh nhà, chăm sóc cây kiểng.
Thiết bị vệ sinh cao cấp, kiểu dáng đẹp, sản phẩm chất lượng cao.
Đường truyền Internet và truyền hình cáp được lắp đặt cho từng căn hộ. Hệ thống thang bộ, thang máy tốc độ cao được bố trí hợp lý, đảm bảo đi lại thông suốt và an toàn.
Đội ngũ quản lý chuyên nghiệp trực ban 24/24. Đội ngũ bảo hành sửa chữa các trang thiết bị, máy móc, thang máy, máy bơm, máy phát điện . . .
Hệ thống phòng cháy chữa cháy hiện đại đúng tiêu chuẩn Việt Nam.
Tầng hầm tòa nhà có sức chứa trên 200 xe hơi và toàn bộ xe máy của tòa nhà.
Nhiều sân tenis, hồ bơi, phòng tập thể dục để mọi người có thể tập thể dục.
3. Cao su
3.1. Chiến lƣợc tăng trƣởng tập trung
HAGL là một doanh nghiệp lớn nhưng không phải là số một trên thị trường cao su trong và ngoài nước, hơn nữa đây là ngành mới trong danh mục đầu tư của HAGL, vì thế để có vị trí trên thị trường cao su trong và ngoài nước HAGL cần phải thực hiện chiến lược tăng trưởng tập trung.
Thị trường cao su hiện hiện tại có mức tăng trưởng rất cao, sau cuộc khủng hoảng kinh tế 2008, nền kinh tế dần hồi phục, chính sách kích cầu của các nước đã làm cho thị trường xe hơi, xe máy tăng mạnh. Chính vì thế cầu về sản phẩm sơ chế cao su thiên nhiên trên thế giới rất lớn, nhất là ở các nước như Mỹ, EU, Nhật Bản, Trung Quốc…
Trong khi đó các doanh nghiệp trong nước chỉ sản xuất các sản phẩm sơ chế chủ yếu là xuất khẩu sang Trung Quốc, mà không đáp ứng nhu cầu nhập khẩu các nước khác như Nhật…Nhật là quốc gia nhập khẩu cao su sơ chế đứng hàng thứ 3 trên thế giới, và sản phẩm nhập khẩu nhiều nhất là RSS. Vậy mà chỉ có 1,4% sản phẩm nhập khẩu của Nhật là từ Việt Nam
Trước tình hình này HAGL ra chiến lược xâm nhập thị trường và phát triển sản phẩm
Khách hàng mục tiêu của HAGL là thị trường Nhật Bản và Châu Âu, để tăng mức mua từ các quốc gia này, HAGL sẽ sản xuất chủ yếu là cao su sơ chế là RSS, SVR 10, SVR 20 và SVR CV… Ngoài ra còn sản xuất các sản phẩm để xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc, đây là một thị trường lớn, và thị trường trong nước. Các sản phẩm được sản xuất theo tiêu chuẩn quốc gia (TCVN 3769:2004).
Song để thực hiện hai chiến lược trên, cần xây dựng chiến lược các chiến lược chức năng để hỗ trợ: chiến lược marketing để đưa thông tin sản phẩm tiếp cận đến khách hàng, chiến lược sản phẩm để tạo ra sản phấp đáp ứng nhu cầu mong đợi của khách hàng, và chiến lược nguồn nhân lực, cùng các kênh phân phối….
Vẫn còn một vấn đề lớn là quỹ đất. Để có đủ lượng mủ cao su thiên nhiên thì cần có diện tích đất trồng, và th dưỡng thích hợp cho chất lượng mủ tốt và đúng thời hạn, giảm thiểu chi phí. Trong khi quỹ đất thích hợp để trồng cây cao su ở Việt Nam đang trở thành vấn đề khó khăn vì hạn chế diện đất trồng.Trước tình hình này HAGL đã chuyển hướng tìm quỹ đất khác từ các nước lân cận như Lào, Campuchia, Myanma, và đụng phải các đối thủ cạnh tranh, các doanh nghiệp trong nước cũng quay sang chia sẻ miếng bánh này. Cộng thêm Chính Phủ Lào bắt đầu hạn chế việc cho thuê đất rừng để trông cao su. “Th nhưỡng ở Lào phù hợp với cây cao su hơn Việt Nam. Cây lớn nhanh hơn, cho thu hoạch sớm hơn và có thể sản lượng cũng sẽ cao hơn. Mỗi h cta cao su đến tu i thu hoạch có thể cho khoảng 2,5 - 3 tấn mủ mỗi năm, sau khi sơ chế có thể bán ra thị trường với giá trên dưới 3.000 USD/tấn; chẳng bao lâu đã có thể thu hồi vốn đầu tư. Nhận định điều này HAGL đã có chiến lược cạnh tranh về quỹ đất. Đối thủ cạnh tranh lớn nhất về quỹ đất ở Lào với Tập Đoàn HAGL là Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam.