Www.vietnamnet.vn, Công nghiệp gia công phần mềm Ấn Độ với những thách thức lớn

Một phần của tài liệu Outsourcing và thực trạng gia công xuất khẩu phần mềm của Việt Nam.pdf (Trang 64 - 66)

http://svnckh.com.vn 60 của Nhật Bản cũng là nhờ có sự gần gũi về khoảng cách địa lý, cũng nhƣ sự tƣơng đồng về văn hóa với quốc gia này.

2.2.4.2. Điểm yếu

Với những thế mạnh nhƣ đã nêu ở trên, tuy nhiên theo đánh giá thì ngành gia công phần mềm của Việt Nam vẫn chƣa phát triển xứng với tiềm năng do còn nhiều hạn chế.

Nguồn nhân lực chƣa đáp ứng đủ về số lƣợng cũng nhƣ chất lƣợng

Vẫn còn nhiều vấn đề cần bàn tới đối với bài toán nguồn nhân lực của chúng ta hiện nay, mà trƣớc hết là sự hạn chế về cả số lƣợng và cả chất lƣợng nhân viên phần mềm, chƣa đủ đáp ứng so với nhu cầu thị trƣờng, trong khi yêu cầu của khách hàng ngày càng cao và đa dạng.

Theo nhƣ bảng thống kê dƣới đây thì số lƣợng sinh viên đƣợc tuyển vào khoa CNTT ở các cấp đại học và cao đẳng trong những năm gần đây đều tăng lên:

Bảng 6: Dự tính số sinh viên CNTT tốt nghiệp trong những năm tới (đơn vị: ngƣời)

2006 2007 2008

Tổng số tuyển sinh cả nƣớc 30.335 39.299 50.505 Số sinh viên tốt nghiệp ƣớc tính 60% 18.201 23.579 30.303 Số sinh viên tốt nghiệp ƣớc tính 70% 21.235 27.509 35.354

Năm ra trường dự kiến 2010 2011 2012

(Nguồn: Báo cáo “Toàn cảnh nguồn nhân lực CNTT Việt Nam 2007”, Hội tin học thành phố Hồ Chí Minh (HCA))

Hiện nay, ở Việt Nam hiện có khoảng 26.000 chuyên viên phần mềm, và nếu ƣớc tính có tới 60 – 70% số sinh viên CNTT ra trƣờng làm trong lĩnh vực phần

http://svnckh.com.vn 61 mềm thì chúng ta vẫn chƣa đạt đƣợc con số 50.000 chuyên gia phần mềm chuyên nghiệp.

Nhân công rẻ là một trong những thế mạnh của Việt Nam, nhƣng thực tế cho thấy, với nhân công rẻ, các doanh nghiệp Việt Nam chỉ có thể tham gia vào những công đoạn đơn giản trong quy trình sản xuất. Theo nhƣ FSOFT cho biết, dù đƣợc đánh giá cao nhƣng hiện nay đối tác Nhật Bản chỉ có thể để các công ty của Việt Nam tham gia vào 15% trong quy trình. Và theo khảo sát, có tới 63,4% doanh nghiệp phần mềm cho rằng, thiếu nhân lực trình độ cao là khó khăn lớn nhất đối với họ33

. Cho đến nay, ngoài Đại học tƣ thục FPT, chƣa hề có trƣờng đại học nào khác đào tạo nhân lực dành riêng cho công nghiệp phần mềm, và có tới hơn 75% các cử nhân CNTT không đủ kỹ năng làm việc trong môi trƣờng công nghiệp nếu không đƣợc đào tạo thêm các kỹ năng. Chính vì vậy, nhiều doanh nghiệp gia công phần mềm, khi tiếp nhận các sinh viên CNTT đã tốt nghiệp, vẫn phải tổ chức các khóa đào tạo kỹ năng cho những sinh viên này.

Một trong những rào cản lớn và là điểm yếu của nguồn nhân lực Việt Nam so với Ấn Độ hay Trung Quốc là yếu tố ngôn ngữ. Gia công phần mềm cho thị trƣờng Mỹ, Châu Âu đòi hỏi lập trình viên phải khá tiếng Anh; để giữa và phát triển mối quan hệ với đối tác lớn nhất là Nhật Bản thì phải biết tiếng Nhật. Tuy nhiên, cũng theo bảng khảo sát của HCA nhƣ đã trình bày ở trên, thì trình độ ngoại ngữ của đội ngũ CNTT Việt Nam đƣợc đánh giá chƣa cao. Cụ thể có thể xem ở biểu đồ dƣới đây:

Một phần của tài liệu Outsourcing và thực trạng gia công xuất khẩu phần mềm của Việt Nam.pdf (Trang 64 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)