Www.hca.org.vn, “Gia công phần mềm, từ kì vọng đến thực tế”

Một phần của tài liệu Outsourcing và thực trạng gia công xuất khẩu phần mềm của Việt Nam.pdf (Trang 68 - 71)

http://svnckh.com.vn 64

2.2.4.3. Cơ hội

Ngành công nghiệp gia công phần mềm của Việt Nam ra đời sau Ấn Độ đến 20 năm phát triển, tuy nhiên, chúng ta với vai trò ngƣời đi sau lại đón nhận nhiều cơ hội để phát triển: Cơ hội chiếm lĩnh thị trƣờng nƣớc ngoài sau khi gia nhập WTO; ngành CNTT toàn cầu vẫn đang tiếp tục phát triển mạnh mẽ, trong khi ở các nƣớc phát triển lại đang thiếu các chuyên gia CNTT; nhu cầu địa phong phú và đa dạng; hạ tầng viễn thông tốt hơn với chi phí viễn thông rẻ hơn; các chính sách ƣu đãi, hỗ trợ phát triển của Nhà nƣớc; sự trợ giúp của cộng đồng Việt Kiều ở nƣớc ngoài; cùng với đó là tình hình an ninh chính trị ổn định trong nƣớc; ...

Cơ sở hạ tầng viễn thông đồng bột với chi phí thấp hơn

Hiện nay, so sánh với các nƣớc trong khu vực, cơ sở hạ tầng viễn thông của chúng ta đã đƣợc cải thiện nhiều. Đây cũng là cơ hội giúp cho các doanh nghiệp phần mềm Việt Nam hợp tác thành công với đối tác nƣớc ngoài.

Số lƣợng thuê bao và ngƣời sử dụng điện thoại, Internet đều tăng lên rất nhanh trong những năm gần đây với tốc độ tăng trƣởng trung bình hàng năm khoảng từ 40-50%.

http://svnckh.com.vn 65

(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu của Hội tin học T.p Hồ Chí Minh (HCA))

Với mức độ tăng về số thuê bao điện thoại và ngƣời sử dụng Internet nhanh nhƣ vậy, hiện nay tính đến thời điểm tháng 5/2008 Việt Nam đã trở thành quốc gia có số ngƣời dùng Internet xếp thứ 16 trên toàn thế giới, và có số thuê bao điện thoại đang hoạt động xếp thứ 21 (đứng sau một số nƣớc Châu Á trong đó có Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Indonesia)35

.

Ngoài ra, việc kết nối Internet quốc tế tăng nhanh cả về số hƣớng và băng thông, hiện nay chúng ta có 3 cổng kết nối quốc tế với 10 quốc gia. Băng thông kết nối quốc tế liên tục mở rộng từ 1Gbps (2003) lên trên 8.7 Gbps (2007). Hạ tầng băng thông rộng đã đƣợc triển khai và phát triển mạnh, dịch vụ ADSL đã có mặt ở khắp 64 tỉnh thành trên cả nƣớc. Chất lƣợng truy cập cũng tăng lên, trong khi đó giá cƣớc viễn thông giảm mạnh (đặc biệt là cƣớc điện thoại) xuống bằng hoặc thấp hơn các nƣớc trong khu vực.

35 http://indexmundi.com, Viet Nam Facts

http://svnckh.com.vn 66

Các chính sách ƣu đãi phát triển ngành phần mềm của Chính phủ

Để theo kịp với sự phát triển của thế giới, Nhà nƣớc đã đƣa ra nhiều chính sách nhằm hỗ trợ hơn nữa cho sự phát triển của công nghiệp phần mềm nhƣ: quyết định số 128/2000 QĐ-TTg về một số chính sách và biện pháp khuyến khích đầu tƣ, phát triển công nghiệp phần mềm; chỉ thị số 58-CT/TW về đẩy mạnh ứng dụng và phát triển CNTT phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa; quyết định 58; quyết định số 246/2005 QĐ-TTg về chiến lƣợc phát triển CNTT và truyền thông Việt Nam đến năm 2010 và định hƣớng đến năm 2020; …

Bên cạnh việc tạo ra các khung chính sách thuận lợi, Chính phủ còn có chƣơng trình xúc tiến thƣơng mại, trong đó có hỗ trợ kinh phí tổ chức cho một số doanh nghiệp phần mềm tiêu biểu ra nƣớc ngoài ra tham dự triển lãm CNTT để tìm hiểu thị trƣờng. Trong tháng 3 năm 2008, 14 doanh nghiệp phần mềm Việt Nam đã cùng với VINASA, đƣợc sự hỗ trợ kinh phí của Nhà nƣớc và các đối tác Châu Âu nhƣ chính phủ Đan Mạch, tổ chức SIPPO36, đã có cơ hội sang tham dự Triển lãm công nghệ thƣờng niên lớn nhất Châu Âu diễn ra tại Hannover, Đức - CeBit 2008. Đây là dịp để các doanh nghiệp Việt Nam tìm hiểu và từng bƣớc tiếp cận với thị trƣờng giàu tiềm năng này.

Hơn nữa các chuyến công du quốc tế liên tiếp của lãnh đạo Nhà nƣớc cũng góp phần vào việc tiếp thị hình ảnh quốc gia trong mắt các đối tác nƣớc ngoài, từ đó xây dựng Việt Nam thành một điểm đến thu hút đầu tƣ.

Cùng với các biện pháp khuyến khích đầu tƣ và phát triển nguồn nhân lực, Nhà nƣớc cũng rất quan tâm tới việc thành lập các khu phần mềm tập trung trong nƣớc:

Một phần của tài liệu Outsourcing và thực trạng gia công xuất khẩu phần mềm của Việt Nam.pdf (Trang 68 - 71)