XU HƢỚNG GIA CÔNG PHẦN MỀM TRÊN THẾ GIỚI TRONG NHỮNG NĂM TỚ

Một phần của tài liệu Outsourcing và thực trạng gia công xuất khẩu phần mềm của Việt Nam.pdf (Trang 77 - 80)

PHẦN III: MỘT SỐ Ý KIẾN GÓP PHẦN PHÁT TRIỂN GIA CÔNG PHẦN MỀM Ở VIỆT NAM

3.1. XU HƢỚNG GIA CÔNG PHẦN MỀM TRÊN THẾ GIỚI TRONG NHỮNG NĂM TỚ

NHỮNG NĂM TỚI

Xu hƣớng quốc tế hiện đang xem trọng giá trị công việc và mối quan hệ hơn là nguồn nhân lực giá rẻ. Nếu chỉ có giá thấp thì sẽ nhận đƣợc rất ít đề nghị có giá trị cao. Hiện nay, các doanh nghiệp châu Âu giao gia công thƣờng không coi chi phí là yếu tố chính mà đặt trọng tâm vào nguồn cung ứng các dịch vụ có giá trị nhƣ hệ chuyên gia và tiếp cận thị trƣờng địa phƣơng.

Bảng 7: Xu hƣớng outsourcing trên thế giới trong những năm tới

STT Quốc gia STT Quốc gia STT Quốc gia

1 Trung Quốc 11 Ailen 21 Bungari

2 Ấn Độ 12 Malaysia 22 Ixraen

3 Mỹ 13 Ácmêni 23 Pakixtan

4 Brazil 14 Chilê 24 Cadắctan

5 Nga 15 Nam Phi 25 Anbani

6 Ucraina 16 Thái Lan 26 Hungari

7 Rumani 17 Việt Nam 27 Cộng hoà Séc

8 Bêlarút 18 Mônđavia 28 Latvia

9 Phillippin 19 Mêxicô 29 Singapore

10 Canada 20 Ba Lan 30 Cotsta Rica

(Nguồn: http://www.outsourcingprofessional.org)

Trên đây là bảng xu hƣớng outsourcing sẽ diễn ra trong 10 năm tới do tổ chức IAOP đƣa ra vào năm 2007, trong đó so sánh vị thế cạnh tranh của mỗi nƣớc trên thị trƣờng quốc tế dựa trên những yếu tố nhƣ tốc độ tăng dân số, tốc độ tăng trƣởng GDP, cung lao động, mức độ thành thạo công nghệ thông tin. Theo chỉ số

http://svnckh.com.vn 73 này, Trung Quốc vƣơn lên đứng đầu trong khi đó ấn Độ sẽ tụt một bậc và đứng sau Trung Quốc. Mỹ sẽ góp mặt trong danh sách ở vị trí thứ 3 nhờ đƣa ra những dịch vụ có giá trị cao nhƣng đƣợc định giá rất cạnh tranh. Các quốc gia nhƣ Israel và Singapore sẽ kém cạnh tranh hơn vì không thể giảm đƣợc chi phí đang tăng lên; trong khi đó các nƣớc khác nhƣ Costa Rica sẽ cố gắng để giữ vững năng lực cạnh tranh bởi vì đất nƣớc này không thể duy trì tốc độ tăng dân số và lực lƣợng lao động có tay nghề cần thiết để có đƣợc sự hấp dẫn nhƣ cũ.

Trƣớc đây nền kinh tế toàn cầu đã định hình xu hƣớng chuyển việc làm sang Ấn Độ để tận dụng lợi thế nhân công giá rẻ, tuy nhiên xu hƣớng outsourcing trong tƣơng lai trở nên phức tạp hơn nhiều so với việc chỉ đi tìm kiếm những nơi có chi phí thấp nhất. Yếu tố quyết định trên thị trƣờng outsourcing CNTT là chất lƣợng và tốc độ chứ không hẳn là giá cả. Một làn sóng outsourcing mới cho phép các công ty có đƣợc CNTT nhanh nhậy và đáng tin cậy để từ đó triển khai các dịch vụ mới phù hợp và giảm giá những dịch vụ không cần nữa; đồng thời, tận dụng đƣợc đội ngũ lao động có tay nghề cao và đổi mới liên tục ở các nƣớc đang phát triển và các nền kinh tế mới nổi.

Bảng 8: Nhóm quốc gia có cung/cầu về outsourcing

Các quốc gia có nhu cầu Nhóm quốc gia cung cấp thứ nhất

Mỹ Nhật Bản Canada Ailen

Anh Australia Trung Quốc Mê xi cô

Châu Âu Ấn Độ Nga

Nhóm quốc gia cung cấp thứ hai Nhóm quốc gia đang phát triển

Australia New Zealand Caribê Senegal

Brazil Pakistan Trung/Đông Âu Tây Ban Nha

Chile Nam Phi Ghana Sri Lanka

Đông Âu và Baltic Singapore Indonesia Thailan

Ai Cập Israel Việt Nam

http://svnckh.com.vn 74

(Nguồn: http://www.outsourcingprofessional.org)

Một trong những xu hƣớng chính của outsourcing trong 10 năm tới là sự phát triển của các công ty outsourcing đa quốc gia, và tái gia công của những nƣớc hiện đang dẫn đầu. Các tập đoàn đa quốc gia này chủ yếu hƣớng đến những nƣớc đang phát triển, ví dụ ngày nay rất phổ biến với việc Nhật đặt văn phòng tuyến sau tại Trung Quốc, Pháp chọn Marocco hay Mỹ chọn Mexico... Riêng với quốc gia hiện đang dẫn đầu về outsourcing cũng nhƣ gia công phần mềm, Ấn Độ, thì lại chọn giải pháp “đi tắt đón đầu”, từ việc trực tiếp gia công cho các doanh nghiệp nƣớc ngoài, họ sẽ chuyển một phần hoặc toàn bộ hợp đồng đó cho các quốc gia khác, hay chính là việc Ấn Độ sẽ tái gia công ở những nƣớc có chi phí thấp hơn. Ngoài ra để tận dụng đƣợc lợi thế chi phí rẻ ở các nƣớc đang phát triển, và vẫn đƣợc hƣởng lợi từ việc tái gia công, họ sẽ cũng sẽ mở văn phòng tuyến sau tại những nƣớc này và gia công việc làm đến đó trƣớc khách hàng, những doanh nghiệp trực tiếp thuê Ấn Độ gia công, một bƣớc. Một số nhà phân tích đã so sánh chiến lƣợc này với việc Nhật Bản thâm nhập thị trƣờng ôtô ở Mỹ những năm 1970 hay việc ngƣời Nhật học cách sản xuất ôtô ở Mỹ mà không cần đƣa công nhân của mình đến Mỹ học. Hiện nay, các công ty Ấn Độ đang học cách đƣa gia công ra ngoài mà không cần sự có mặt của ngƣời Ấn.Với đội ngũ nhân viên nhiều kinh nghiệm, các tập đoàn lớn này có thể đến bất cứ nơi đâu trên thế giới. Đây là một xu hƣớng mang lại lợi ích trong ngắn hạn cho các nƣớc đang phát triển khác trên thế giới, trong đó có Việt Nam, khi ngày có nhiều cơ hội đƣợc nhận các hợp tái gia công từ Ấn Độ, hoặc các hợp đồng gia công từ các tập đoàn đa quốc gia khác trên thế giới. Vừa là cơ hội để tranh thủ học hỏi, nâng cao kinh nghiệm, trình độ nguồn nhân lực, các doanh nghiệp gia công vừa có cơ hội để tìm kiếm, mở rộng quan hệ đối tác trực tiếp với các đối tác khác.

http://svnckh.com.vn 75

Một phần của tài liệu Outsourcing và thực trạng gia công xuất khẩu phần mềm của Việt Nam.pdf (Trang 77 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)