I. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH THỰC TẾ TRONG QUẢN LÝ THU THUẾ GTGT TẠI CỤC THUẾ TỈNH TRÀ VINH NĂM 2003 – 2005:
1. Phân tích tình hình kiểm tra doanh nghiệp quyết toán thuế:
Việc quyết toán thuế do doanh nghiệp tiến hành hàng năm với cơ quan thuế, CSKD có nhiệm vụ nộp quyết toán theo đúng hạn, kê khai đúng, đủ số thuế phải nộp….Theo quy định của luật thuế GTGT thì các CSKD nộp thuế GTGT theo phương pháp kê khai đều phải thực hiện quyết toán với cơ quan thuế chậm nhất là 60 ngày kể từ ngày 31 tháng 12 năm quyết toán thuế.
Mặc dù đã có luật định hướng nhưng vẫn còn nhiều CSKD vi phạm, điển hình là những sai phạm như: sử dụng hóa đơn không đúng quy định, ghi không đầy đủ các khoản mục, ghi chép sổ sách kế toán không kịp thời, bỏ một phần doanh số ngoài sổ sách kế toán trong niên độ báo cáo (bán hàng không lập hóa đơn), hạch toán những khoản chi phí không hợp lệ….Trong khi đó công tác quản
lý còn bộc lộ nhiều yếu kém cả về khách quan lẫn chủ quan. Tình hình kiểm tra các doanh nghiệp quyết toán thuế GTGT qua 3 năm 2003 – 2005 thể hiện qua bảng sau:
Bảng 9: TÌNH HÌNH KIỂM TRA DOANH NGHIỆP QUYẾT TOÁN THUẾ GTGT NĂM 2003 – 2005 Chỉ tiêu ĐVT Năm CHÊNH LỆCH Năm 2004/2003 2005/2004Năm 2003 2004 2005 Số % Số % Tổng số DN đã kiểm tra DN 351 320 173 -31 -8,83 -147 -45,94 Số DN vi phạm DN 67 39 10 -28 -41,79 -29 -74,36 Số tiền thuế GTGT vi phạm
(truy thu) Triệu đồng 500 672 1.300 172 34,40 628 93,45
(Nguồn: phòng dự toán và tổng hợp)
Qua bảng 10 ta thấy số lượt doanh nghiệp được kiểm tra về quyết toán thuế giảm đáng kể qua các năm, nhưng số tiền thuế GTGT vi phạm (nộp thiếu) lại có xu hướng tăng lên.
Những năm qua tại Cục Thuế phòng quản lý doanh nghiệp và phòng thanh tra tiến hành kiểm tra đại trà các doanh nghiệp theo quy định thanh tra, kiểm tra bước 2, kết quả là bộ máy thanh tra chưa đảm bảo tương xứng với khối lượng công việc và vai trò của công tác thanh tra chưa đáp ứng với yêu cầu hiện nay, lực lượng thanh tra còn quá mỏng, trình độ của cán bộ thanh kiểm tra chưa đồng đều…, các cuộc thanh tra còn kéo dài, kết quả đánh giá chưa chất lượng.
Đến cuối năm 2004 chính thức thực hiện quyết định 322TCT/QĐ/TCCB ngày 12/02/2004 công tác thanh tra, kiểm tra tại Cục Thuế đã chuyển từ cơ chế thanh tra nhằm vào cả đối tượng nộp thuế hiện hành sang cơ chế thanh tra theo
mức độ rủi ro (có gian lận thuế), tiến hành thanh tra theo hệ thống tiêu thức lựa chọn đi vào chiều sâu theo mức độ vi phạm. Vì vậy số lượng doanh nghiệp đươc kiểm tra giảm xuống đáng kể, cụ thể năm 2003 kiểm tra 351 doanh nghiệp, sang năm 2004 chỉ còn 320 doanh nghiệp giảm 31 doanh nghiệp tương đương giảm 8,83%, đến năm 2005 số doanh nghiệp được kiểm tra chỉ còn 173 doanh nghiệp giảm 147 doanh nghiệp tương đương giảm 45,94% so với năm 2004.
Về số doanh nghiệp vi phạm quyết toán thuế: Trong năm 2003 số tiền vi phạm là 500 triệu, trong đó là truy thu chênh lệch theo kết quả quyết toán thuế của 62 DNNQD với số thuế là 240 triệu và 5 DNNN với số thuế là 260 triệu. Qua năm 2004 số doanh nghiệp có hiện tượng vi phạm có giảm hơn nên chỉ kiểm tra 320 doanh nghiệp, phát hiện thấy có 69 trường hợp quyết toán sai và đã truy thu lại 672 triệu. Đến năm 2005 tuy kiểm tra có 173 doanh nghiệp và chỉ có 10 doanh nghiệp vi phạm nhưng số tiền vi phạm thuế GTGT lên đến 1.300 triệu.
Từ kết quả trên cho thấy số thuế gian lận và tình trạng trốn thuế càng ngày càng lớn theo sự lớn mạnh của CSKD. Các công ty, doanh nghiệp tồn tại càng lâu trên thị trường thì càng có nhiều mánh khóe để trốn thuế.
Đây là vấn đề nghiêm trọng cần được giải quyết triệt để, với tình trạng như các năm vừa qua thì tình trạng thất thu sẽ tiếp diễn và ngày càng trầm trọng hơn.