- “Tôi đã mất ngủ cả đêm trƣớc khi nói về hàng rong”
2.3. Địa bàn của hoạt động bán hàng rong
Sau khi UBND TP Hà Nội có quyết định về cấm bán hàng rong, Sở GTVT cùng các đơn vị liên quan khẩn trƣơng cắm biển cấm bán hàng
http://svnckh.com.vn 26 rong tại 62 tuyến phố và 48 khu di tích lịch sử, văn hóa. Sau khi Hà Nội mở rộng, tháng 1- 2009, thành phố Hà Nội bổ sung thêm tuyến phố Phùng Khoang (đoạn qua địa phận quận Hà Đông) vào danh sách các tuyến phố cấm bán hàng rong và để xe dƣới lòng đƣờng.
Nhƣng chỉ sau một thời gian, hàng rong đã hoạt động trở lại, ngang nhiên trên các tuyến phố cấm hàng rong. 8Dọc theo một số tuyến phố nhƣ Hàng Cân, Chả Cá, Lƣơng Văn Can... vào các buổi sáng hàng rong ngồi tràn trên vỉa hè từ các hàng bán đồ ăn uống, cho đến thực phẩm và rau quả. Nhiều tuyến phố thuộc địa bàn các quận Đống Đa, Hai Bà Trƣng, Ba Đình nằm trong danh sách tuyến phố cấm bán hàng rong, hiện hàng rong cũng hoạt động khá nhộn nhịp. Hàng rong còn tràn cả xuống lòng đƣờng, không những gây mất trật tự đô thị mà còn gây ùn tắc giao thông. Thậm chí, trên xe bus, trong các điểm du lịch cũng có những ngƣời bán rong tận dụng để kinh doanh, nài nỉ khách hàng. Những khu vực đƣợc đặt biển cấm hoạt động bán hàng rong cũng không khá hơn. Thực tế, những quy định cấm của pháp luật không có ý nghĩa gì khi không có mặt của cơ quan chức năng.
Nhƣ vậy, những quy định của chính phủ đã không đi đƣợc vào thực tiễn. Luật vẫn đƣợc ban hành, biển cấm vẫn treo, cơ quan chức năng vẫn kiểm tra, giám sát nhƣng hiện tƣợng vi phạm vẫn diễn ra. Thử lý giải cho điều đó khi đứng về phía ngƣời bán rong, cũng có một điều bức xúc là theo qui định thì ngƣời bán hàng rong chỉ đƣợc bán hàng hóa ở các khu vực, tuyến đƣờng, phần
8
http://www.xaluan.com/modules.php?name=News&file=article&sid=29957#ixzz0tdMaM2G 3 - Cấm bán hàng rong: Đem con bỏ chợ!?
http://svnckh.com.vn 27 vỉa hè đƣờng bộ, ngõ hẻm đƣợc chính quyền TP, quận, huyện qui hoạch cho phép sử dụng tạm thời. Tuy nhiên, hỏi bất kỳ ngƣời bán hàng rong nào cũng đều nhận đƣợc một câu trả lời: Chúng tôi không biết chỗ nào cấm và chỗ nào đƣợc bán. Trong khi những ngƣời trong cuộc không nắm đƣợc những quy định dành cho họ, họ cũng chỉ biết chấp nhận, rồi vì kế sinh nhai mà phải làm trái luật.
Còn về phía ngƣời tiêu dùng, không phải tất cả những ngƣời dân thành thị đều có thu nhập cao, sẵn sàng trả cho mọi chi phí đắt đỏ. Bản thân ngƣời tiêu dùng cũng chấp nhận hàng rong bởi giá cả phải chăng của nó. Chẳng hạn, cấm bán hàng rong ở khu vực bệnh viện thực ra không hoàn toàn thiết thực lắm, vì hiện nay những dịch vụ trong bệnh viện quá đắt đỏ mà có sạch gì hơn so với ở ngoài. Đồng ý là không đƣợc lộn xộn, không đƣợc bừa bãi nhƣng cho phép họ bán ở khu vực nào đó xung quanh bệnh viện chứ không cấm hoàn toàn, cấm hoàn toàn lại là bất cập.
Nhƣ vậy, ngay cả khi việc quy định các khu vực cấm cũng nhƣ cho phép bán hàng rong đã cụ thể thì làm sao để những qui định này đến đƣợc với ngƣời bán hàng rong cũng là một vấn đề. Trong khi những ngƣời bán rong rất vất vả, hầu nhƣ đi từ sáng tới tối, trở về họ chỉ có thời gian nghỉ ngơi và ngủ. Báo không có để đọc, Ti vi không có để xem, họ hầu nhƣ không biết đƣợc chỗ nào cho bán, chỗ nào không. Qui định của nhà nƣớc thì phải thực hiện, nhƣng nếu không có biển cấm, ngƣời bán rong sẽ rất dễ vi phạm. Ngoài ra, cũng có những bất cập khi luật không thể bắt ngƣời bán hàng chỉ kinh doanh trong một khu phố. Để đi từ nơi họ sống sang những khu phố đƣợc phép bán hàng rong thì ngƣời bán hàng vẫn phải
http://svnckh.com.vn 28 gánh hàng qua các khu phố cấm. Vì vậy tình trạng vi phạm này vẫn chƣa có cách khắc phục triệt để.
Ngay sau khi có lệnh cấm, đã có rất nhiều bài báo phản ánh những khó khăn của ngƣời bán hàng rong. Kế sinh nhai của họ bị cấm, họ sẽ đi về đâu. Rồi, bài toán chuyển nghề cho những ngƣời bán hàng rong là nhƣ thế nào?