Quá trình đô thị hoá

Một phần của tài liệu định hướng xây dựng ngành xử lý nước thải công nghiệp và nước thải sinh hoạt tại việt nam.pdf (Trang 27 - 28)

2. Cầu thị trường về xử lý nước thải

2.1. Quá trình đô thị hoá

Đô thị hóa là sự mở rộng của đô thị, tính theo tỷ lệ phần trăm giữa số dân đô thị hay điện tích đô thị trên tổng số dân hay diện tích của một vùng hay khu vực. Nó cũng có thể tính theo tỷ lệ gia tăng của hai yếu tố đó theo thời gian. Nếu tính theo cách đầu thì nó còn được gọi là mức độ đô thị hoá, còn theo cách thứ hai, nó có tên là tốc độ đô thị hoá.

Trong hơn 20 năm tiến hành công cuộc đổi mới, quá trình đô thị hoá diễn ra hết sức nhanh chóng nhất là trong 10 năm trở lại đây, đặc biệt ở các thành phố lớn như Hà Nội, Đà Nẵng và Thành phố Hồ Chí Minh

Từ năm 1990 các đô thị Việt Nam bắt đầu phát triển, lúc đó cả nước mới có khoảng 500 đô thị (tỷ lệ đô thị hoá vào khoảng 17-18%), đến năm 2000 con số này lên 649 và năm 2003 là 656 đô thị. Tính đến nay, cả nước có khoảng 700 đô thị, trong đó có 5 thành phố trực thuộc trung ương, 44 thành phố trực thuộc tỉnh, 45 thị xã và trên 500 thị trấn. Bước đầu đã hình thành các chuỗi đô thị trung tâm quốc gia: Các đô thị trung tâm quốc gia gồm Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng, Huế. Các đô thị trung tâm vùng gồm các thành phố như: Cần Thơ, Biên Hoà, Vũng Tàu, Buôn Ma Thuột, Nha Trang, Nam Định, Thái Nguyên, Việt Trì, Hạ Long, Hoà Bình… Hiện nay, tỷ lệ dân số đô thị ở nước ta dưới 40%, theo quy hoạch phát triển đến năm 2010 con số này sẽ 56-60%, đến năm 2020 là 80%.

Hiện nay tại 4 đô thị lớn của nước ta là Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Huế, Hải Phòng thì ở Hà Nội, nguồn nước mà công ty nước sạch đô thị xử lý để cung cấp cho người dân là nguồn nước ngầm, ở thành phố Hồ Chí Minh là nước ngầm và nước sông, ở Huế và Hải Phòng, nước được lấy từ các con sông, qua xử

http://svnckh.com.vn 28 lý rồi cung cấp cho người dân. Trong các đô thị, hầu hết nước thải sinh hoạt và nước thải công nghiệp được thải trực tiếp ra dòng chảy mà không qua xử lý. Hiện nay lượng nước thải đô thị qua xử lý chỉ đạt khoảng 6% 3. Nếu tình trạng này cứ kéo dài thì hậu quả tất yếu sẽ là sự ô nhiễm nặng nề của các dòng chảy, nguồn nước.

Theo dự báo của Bộ Xây dựng, tỷ lệ đô thị hoá của Việt Nam vào năm 2020 sẽ đạt khoảng 40%, tương đương với số dân cư sinh sống tại đô thị chiếm trên 45 triệu dân. Như vậy cùng với quá trình đô thị hoá đang diễn ra nhanh chóng, vấn đề xử lý nước thải đô thị vốn đã căng thẳng lại phải chịu nhiều áp lực hơn nữa.

Một phần của tài liệu định hướng xây dựng ngành xử lý nước thải công nghiệp và nước thải sinh hoạt tại việt nam.pdf (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(64 trang)