2. Cầu thị trường về xử lý nước thải
2.2. Quá trình công nghiệp hoá và tự do hoá thương mại và đầu tư
Với mục tiêu đến năm 2020, nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp. Một trong các chủ trương lớn của chính phủ để mở rộng, phát triển sản xuất công nghiệp là khuyến khích xây dựng, đầu tư vào các khu công nghiệp (KCN), khu chế xuất (KCX). Các dự án đầu tư vào KCN, KCX được hưởng ưư đãi về thuế và được nhà nước hỗ trợ về cơ sở hạ tầng. Đến nay trên cả nước đã có 219 khu công nghiệp, khu chế xuất đang hoạt động.
3
Nguồn: http://www.viencanh.com/200-trieu-euro-de-xu-ly-nuoc-thai-cong-nghiep-o-viet-nam- n2796.php
http://svnckh.com.vn 29
Biểu đồ 2
Số lƣợng KCN, KCX trên cả nƣớc qua các năm
65 130 145 194 12 1 30926 46588 26971 11830 2370 300 0 50 100 150 200 250 1991 1995 2000 2005 2006 2008 0 10000 20000 30000 40000 50000 ha Số lượng KCN, KCX Diện tích Nguồn: www.khucongnghiep.com.vn
Tập trung sản xuất công nghiệp vào các KCN, KCX có rất nhiều lợi ích. Một trong số đó là nhà nước có thể kiểm soát tốt hơn vấn đề ô nhiễm do SXCN. Đồng thời nó cũng cho phép các công ty trong cùng 1 KCN, KCX chia sẻ các chi phí về môi trường. Ví dụ như các công ty có thể chia sẻ chi phí xâu dựng, vận hành cho một nhà máy xử lý nước thải tập trung. Theo quy định của nhà nước, mỗi KCN, KCX phải có một nhà máy xử lý nước thải tập trung, và mỗi các công ty trước khi thải nước ra nhà máy này phải xử lý nước thải sơ bộ tại nhà máy của mình. Điều này có nghĩa là mỗi nhà máy phải có một bộ phận xử lý nước thải. Đối với các DN vừa và nhỏ có lượng nước thải ít thì sẽ rất tốn kém để duy trì một bộ phận xử lý nước thải trong nhà máy, do đó để tiết kiệm chi phí, các DN này không xử lý nước thải trước khi thải ra nhà máy xử lý nước thải tập trung, hoặc xả nước thải trực tiếp ra môi trường.
Trong quá trình CNH của nước ta không thể không kể đến vai trò của dòng vốn FDI. FDI chiếm một tỷ lệ lớn trong vốn đầu tư vào SXCN mỗi năm.
http://svnckh.com.vn 30
Nguồn: Tổng cụ thống kê Việt Nam
Trong năm 2008, lượng vốn FDI đăng ký vào Việt Nam là 64,1 tỷ USD, trong đó vốn đã giải ngân là 11,5 tỷ USD, tăng 43,2% so với năm 2007. Trong tổng số 1171 dự án FDI cấp mới của cả năm 2008, có 572 dự án đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp và xây dựng với tổng vốn đăng ký 32,62 tỷ USD, chiếm 48,85% về số dự án và 54,12% về vốn đầu tư đăng ký. Khối doanh nghiệp FDI đóng góp 40% kim ngạch xuất khẩu và chiếm 25% thâm hụt thương mại của Việt Nam năm 2008. Tính lũy kế đến 19/6/2009, cả nước có 10.409 dự án còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký 164,7 tỷ USD.
http://svnckh.com.vn 31 Tuy nhiên đi cùng với tăng trưởng công nghiệp và tự do hoá thương mại và đầu tư, vấn đề ô nhiễm môi trường, ô nhiễm nguồn nước ngày càng trở nên trầm trọng. Việt Nam có lực lượng lao động phổ thông dồi dào. Chi phí lương lao động phổ thông ở Việt Nam tương đối thấp, mức lương tối thiểu của người lao động trong doanh nghiệp FDI chỉ trên dưới 1 triệu đồng/ người/ tháng tuỳ theo từng khu vực. Vì Việt Nam có một lực lượng lao động giá rẻ dồi dào nên Việt Nam có lợi thể tương đối trong những ngành sử dụng nhiều lao động. Tương tự như vậy. ở Việt Nam, các chính sách và quy định liên quan môi trường còn khá lỏng lẻo, điều này ảnh hưởng đến cơ cấu sản phẩm công nghiệp ở nước ta. Bởi vì ở Việt Nam thiếu thiếu những biện pháp kiên quyết để bảo vệ môi trường nên Việt Nam có lợi thế tương đối trong các ngành công nghiệp ô nhiễm.
Việt Nam có mối quan hệ về thương mại và đầu tư với các nước có quy định về môi trường chặt chẽ hơn nhiều như Nhật Bản và các nước trong khối EU. Điều này sẽ tất yếu dẫn đến tình trạng Việt Nam trở thành nơi tập trung sản xuất của các ngành công nghiệp gây ô nhiễm. Để giữ được tốc độ tăng trưởng và trở nên “cạnh tranh”, Việt Nam khó có thể từ chối dự án đầu tư vào các ngành này, bởi vì các doanh nghiệp FDI giải quyết được vấn đề thiếu vốn và tạo công ăn việc làm cho lực lượng lao động phổ thông vốn dư thừa ở Việt Nam. Tuy nhiên trong dài hạn, cái giá phải trả cho việc chấp nhận công nghệ bẩn sẽ rất đắt, vì chi phí để làm sạch môi trường ô nhiễm bao giờ cũng cao hơn nhiều so với chi phí bỏ ra để bảo vệ môi trường.
Như vậy một khi nhà nước thực hiện tốt công tác quản lý môi trường và có các biện pháp kiên quyết ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật về môi trường thì sự tăng trưởng quy mô SXCN chắc chắn sẽ làm gia tăng nhu cầu đối với ngành xử lý nước thải.
http://svnckh.com.vn 32