2. Các giải pháp đối với Việt Nam
2.1. Đối với việc xử lý nước thải tại các KCN, KCX
Không ngừng nâng cao nhận thức, trách nhiệm cho các cấp các ngành từ trung ương đến địa phương trong công tác bảo vệ môi trường, phải đặt nhiệm vụ bảo vệ môi trường ngang hàng với nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, không thể tồn tại quan điểm thu hút đầu tư vào địa phương mình bằng bất cứ giá nào.
Tiếp tục hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về BVMT nói chung và đối với KCN nói riêng, có những ưu đãi phù hợp, đồng thời tăng cường chế tài xử phạt, phân công trách nhiệm quản lý nhà nước về BVMT đối với KCN thật rõ ràng, đồng thời cần tăng cường năng lực và trách nhiệm thực thi công vụ đối với cán bộ công chức thuộc mạng lưới kiểm soát ô nhiễm.
Tăng cường chất lượng thẩm định các dự án đầu tư mới (ĐTM), giám sát quá trình đầu tư và hậu ĐTM với tất cả các dự án. Một số chỉ tiêu ô nhiễm quan
http://svnckh.com.vn 59 trọng của nước thải cần được quan trắc liên tục, truyền dẫn số liệu về trung tâm xử lý, theo dõi để tránh hiện tượng “làm đối phó” hoặc những kết quả kiểm tra sai lệch do chủ quan của con người. Tăng cường giám sát việc tuân thủ quy hoạch phân khu chức năng trong các KCN.
Cần đưa ra một chuẩn chung về phí xử lý nước thải làm cơ sở để áp dụng xác định phí xử lý nước thải phù hợp điều kiện của mỗi địa phương và doanh nghiệp, điều này sẽ thúc đẩy xã hội hoá trong việc đầu tư, vận hành hệ thống xử lý nước thải trong các KCN.
Một khi Nhà nước có những chế tài đủ mạnh để buộc các doanh nghiệp, các cơ sở kinh doanh phải XLNT đạt đủ tiêu chuẩn quy định trong luật thì thị trường cho ngành XLNT sẽ rất tiềm năng. Ngoài những hình thức cưỡng chế, Nhà nước có thể đưa ra các chính sách ưu đãi đối với những DN tái sử dụng chính nguồn nước thải ra. Việc này hiện nay ở Việt Nam chưa có tiền lệ nhưng ở một số nơi trên thế giới, khi chính quyền kiên quyết và người dân có ý thức bảo vệ môi trường thì các DN ở đó đã áp dụng chính sách này và đã chứng minh được tính hiệu quả của nó.