ĐƯỢC RÚT RA CHO DOANH NGHIỆP VIỆT NAM
2.2.7. Sự hợp nhất của hệ thống thông tin là một trở ngại lớn cho M&A
Hợp nhất hệ thống thông tin giữa các doanh nghiệp tiến hành sáp nhập là một vấn đề rất khó khăn cho các nhà quản trị doanh nghiệp. Nhưng thông thường nó bị bỏ quên trong quá trình lập kế hoạch M&A và trong quá trình đàm phán. Vấn đề này phát sinh khi một vụ mua lại doanh nghiệp hau sáp nhập doanh nghiệp đi đến giai đoạn hợp nhất. Các thông tin bao gồm: khách hàng, đặc tính của khách hàng, thị trường, đặc biệt là qui trình thực hiện nghiệp vụ của công ty, cách hạch toán kế toán và báo cáo tài chính trong doanh nghiệp. Các thông tin này của công ty có sự ảnh hưởng nhất định đối với công ty kia. Sự hòa hợp hệ thống thông tin phụ thuộc vào sự hòa hợp về nhân tố tổ chức và kỹ thuật của hai tổ chức.
Các doanh nghiệp khi tham gia thực hiện hoạt động mua lại, hay sáp nhập với nhau thì cần xem xét yếu tố này kỹ trước khi ra quyết định thực hiện, nhất là đối với các công ty chuyên về kỹ thuật cao.
2.2.8. Cần chuẩn bị trước nội dung đàm phán và sắp xếp nội dung đàm phán một cách hợp lý.
Rất nhiều vấn đề có thể phát sinh gây cản trở đến sự thành công của hoạt động M&A có thể được dự báo trước. Vì thế doanh nghiệp cần thực hiện việc điều tra kỹ về công ty mục tiêu, thị trường, quyền, nghĩa vụ pháp lý của công ty mục tiêu, văn hóa công ty, hệ thống thông tin của công ty,… để dự báo trước những vấn đề khó khăn có thể phát sinh. Từ đó nêu lập ra nội dung các vấn đề cần thảo luận trong cuộc đàm phán và có thể chủ động đề ra hướng giải quyết cho dù công ty là công ty mục tiêu. Quá trình điều ra để xác định các vấn đề có thể phát sinh trong quá trình hợp nhất để đem ra đàm phán có thể được tiến hành trước đó và kéo dài cho đến khi giai đoạn đàm phán.
Cần sắp xếp nội dung cần đàm phán một cách thích hợp vì nó cũng tác động đến sự thành công trong quá trình đàm phán. Các vấn đề liên quan đến quyền lợi và nghĩa vụ của các bên có liên quan là một nội dung rất quan trọng cần được bàn thảo kỹ nên được đưa ra thảo luận trong những ngày đầu của cuộc đàm phán. Các vấn đề nhạy cảm như cấu trúc quản lý, vai trò mấu chốt, mối quan hệ báo cáo, việc ngừng sản xuất và các quyết định có tác động chuyên môn nên được đàm phán vào những ngày sau cùng của cuộc đàm phán. Do áp lực của cuộc đàm phán kéo dài đồng thời việc đàm phàn đã được thực hiện một thời gian nên hai bên đã hiểu rõ về mục tiêu của nhau hơn nên những vấn đề này được đưa vào những ngày cuối thường dễ được thông qua.