Sự thiếu minh bạch trong việc công bố thông tin của doanh nghiệp

Một phần của tài liệu đánh giá thực trạng và đưa ra giải pháp để phát triển hoạt động mua lại, sáp nhập doanh nghiệp Việt Nam.doc (Trang 57 - 60)

THỰC TRẠNG CỦA HOẠT ĐỘNG “MUA LẠI, SÁP NHẬP DOANH NGHIỆP” TẠI VIỆT NAM

3.4.2. Sự thiếu minh bạch trong việc công bố thông tin của doanh nghiệp

Hiện tại trên thị trường Việt Nam đã có một số công ty được xem là chuyên nghiệp trong việc cung cấp các dịch vụ liên quan đến hoạt động M&A, trong đó có môi giới mua lại, sáp nhập doanh nghiệp như: IDJ, Tigerinvest, First Asia Limited, Công ty cổ phần mua lại doanh nghiệp và kết nối quốc tế ICE. Số lượng công ty có nhu cầu tham gia các sàn môi giới giao dịch này ngày càng tăng nhưng chưa thực sự nhiều so với nhu cầu thực sự. Đồng thời do các doanh nghiệp có nhu cầu thường nhờ một công ty tư vấn thực hiện từ công việc đăng tin tìm kiềm đối tác cho đến tất cả các khâu còn lại nhưng hệ thống liên kết giữa các công ty tư vấn, môi giới lại chưa có nên việc tìm kiếm đối tác gặp khá nhiều khó khăn. Đối với người muốn mua họ không thể nhanh chóng tìm được công ty mục tiêu, hay ngược lại vì thế làm tốn nhiều thời gian và chi phí cho một

thương vụ giao dịch. Ngoài ra, khi đã xác định được đối tác giao dịch thì việc tìm kiếm các thông tin liên quan để đánh giá và định giá giá trị doanh nghiệp cũng gặp không ít khó khăn. Trong hoạt động M&A các loại thông tin cần có như thông tin về giá cả cổ phiếu của công ty, tình hình hoạt động, tình hình tài chính, thương hiệu, thị phần, quản trị,…. Các thông tin này đều quan trọng cả đối với bên mua lẫn bên bán. Nếu các thông tin này không được kiểm soát chặt chẽ về tính minh bạch thì có thể gây thiệt hại cho cả hai bên đối tác tham gia, mà còn có thể ảnh hưởng đến các thị trường khác như hàng hóa, ngân hàng, chứng khoán. Sự tác động dây chuyền trong hoạt động M&A đã tạo nên điều đó. Chẳng hạn một sự thất bại trong hoạt động M&A của các doanh nghiệp lớn trong nền kinh tế thì sẽ làm ảnh hưởng đến giá chứng khoán của các doanh nghiệp đó trên thị trường mà còn có thể ảnh hưởng đến giá chứng khoán của ngành đó và ảnh hưởng đến giá cả chứng khoán của các công ty trên sàn trong trường hợp đây là ngành có tỷ trọng lớn về vốn hóa trên thị trường.

Hiện nay việc qui định công bố thông tin của doanh nghiệp (là công ty cổ phần đại chúng) được qui định tại điều 101 của Luật chứng khoán. Về vấn đề chuẩn hóa và tính hợp pháp của các báo cáo tài chính công ty thì được qui định bởi Luật kế toán. Tất cả những qui định đó vẫn chưa thể đáp ứng cho nhu cầu thông tin đối với thị trường M&A bởi lẽ hoạt động M&A là một quyết định quan trọng đối với tất cả các doanh nghiệp, nó ảnh hưởng đến tương lai của doanh nghiệp nên khi quyết định thực hiện cần có một nguồn thông tin đầy đủ, chính xác trong một khoảng thời gian dài nhất định để có được những nhận định, đánh giá đúng về công ty đối tác.

Đối với các doanh nghiệp là công ty cổ phần được niêm yết thì kiểm soát công bố thông tin khá chặt chẽ, được qui định trong Luật chứng khoán hiện hành (điều 102), nên các thông tin của các công ty này được đưa ra thị trường một cách đầy đủ, chính xác và kịp thời mặc dù trong thời gian qua cũng có những trường hợp bất trắc do việc công bố chậm hay thông tin được công bố chưa chính xác. Điều này đòi hỏi một sự tăng cường quản lý từ cơ quan chủ quan và cơ quan trực tiếp điều hành thị trường chứng khoán.

Đối với các công ty cổ phần chưa được niêm yết và là công ty cổ phần đại chúng thì việc công bố thông tin thì được điều tiết bởi điều 101 Luật chứng khoán. Cơ quan

quản lý các thông tin liên quan đến doanh nghiệp được báo cáo với Ủy ban chứng khoán Nhà nước.

Đối với các hình thái doanh nghiệp khác không phải là công ty cổ phần đại chúng thì đối tác mua lại doanh nghiệp sẽ tìm kiếm thông tin về công ty từ đâu? Theo qui định của Luật kế toán thì tất cả các doanh nghiệp phải thực hiện nghĩa vụ báo cáo với cơ quan Nhà nước báo cáo tài chính, hay kết quả hoạt động kinh doanh. Các thông tin này được báo cáo với Sở Kế hoạch và đầu tư và cơ quan thuế tại địa phương mà doanh nghiệp hoạt động, nhưng việc công ty đối tác muốn nhận được các thông tin đó rất khó khăn bởi việc tiếp nhận kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đối với các đơn vị này chủ yếu để đáp ứng nhu cầu về quản lý đầu tư trên địa bàn và công tác thu thuế, đồng thời nó liên quan đến vấn đề bảo mật thông tin cho doanh nghiệp. Ngoài ra vấn đề về tính trung thực của các báo cáo tài chính đó cũng là một vấn đề cần quan tâm. Các biến cố bất thường của công ty thì không có qui định rõ ràng về việc báo cáo với cơ quan quản lý nhà nước. Chính vì thế, các công ty đối tác rất khó để liên hệ với những cơ quan này để có được các thông tin liên quan đến công ty. Do đó các đối tác muốn mua lại hay sáp nhập với các doanh nghiệp không thuộc hình thái là công ty cổ phần đại chúng sẽ không thể tìm hiểu được diễn biến hoạt động của công ty trong quá khứ. Hiện tại họ dường như phải chủ yếu dựa vào nguồn thông tin được cung cấp bởi công ty môi giới. Chính điều đó là tăng mức độ rủi ro, làm giảm khả năng thành công đối với các giao dịch M&A. Nguyên nhân của sự thiếu thông tin về công ty bắt nguồn từ việc thiếu sự kiểm soát thông tin của doanh nghiệp từ phía các cơ quan quản lý Nhà nước. Một qui định cụ thể hơn về việc tiếp nhận, quản lý và cung cấp thông tin của doanh nghiệp cho những trường hợp đặc biệt như trong giao dịch M&A là thực sự cần thiết.

Việc định giá trị doanh nghiệp có tầm quan trọng rất lớn trong giao dịch M&A. Để tránh tình trạng bỏ giá há hay chấp nhận mức giá bán quá chấp so với giá trị thực tế của doanh nghiệp thì đòi hỏi sự chính xác ở mức độ càng cao càng tốt trong việc định giá giá trị doanh nghiệp. Mà yếu tố để giúp cho việc định giá trị doanh nghiệp đạt được mức độ chính xác càng cao đó chính là công tác thu nhập số liệu thông tin về doanh nghiệp. Việc không công bố thông tin hay việc công bố thông tin không rõ ràng, mức độ chính xác thấp đã trở thành một thói quen không tốt của doanh nghiệp. Nhưng hiện

nay vấn đề công bố thông tin ở thị trường Việt Nam nói chung và trong thị trường tài chính nói riêng còn rất nhiều bất cập, chưa có những chế tài cụ thể về việc qui định trách nhiệm của người công bố thông tin với thông tin mà họ cung cấp. Tình trạng không minh bạch trong các thông tin được công bố từ các doanh nghiệp rất nhiều và việc không công bố thông tin đầy đủ của doanh nghiệp là một thói quen thường kỳ của doanh nghiệp. Điều đó tác động không tốt đến hoạt động mua lại, sáp nhập doanh nghiệp. Bởi vì sự không rõ ràng, công khai minh bạch các thông tin liên quan đến doanh nghiệp bị hạn chế công bố sẽ làm:

- Doanh nghiệp không tìm được những thông tin trong quá khứ của đối tác để đánh giá và lựa chọn đúng mục tiêu.

- Làm ảnh hưởng đến công tác định giá giá trị doanh nghiệp

- Làm ảnh hưởng đến việc lập kế hoạch chi trả và kế hoạch thực hiện hoạt động M&A đạt được yêu cầu tốt nhất.

- Cuối cùng, vấn đề chung của các đối tượng liên quan đến hoạt động này là, từ 3 tác động trên làm cho tỷ lệ thành công của các giao dịch M&A là rất thấp.

Một phần của tài liệu đánh giá thực trạng và đưa ra giải pháp để phát triển hoạt động mua lại, sáp nhập doanh nghiệp Việt Nam.doc (Trang 57 - 60)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(100 trang)
w