Tiềm ẩn khả năng thâu tóm giữa các doanh nghiệp

Một phần của tài liệu đánh giá thực trạng và đưa ra giải pháp để phát triển hoạt động mua lại, sáp nhập doanh nghiệp Việt Nam.doc (Trang 52 - 53)

THỰC TRẠNG CỦA HOẠT ĐỘNG “MUA LẠI, SÁP NHẬP DOANH NGHIỆP” TẠI VIỆT NAM

3.3.2. Tiềm ẩn khả năng thâu tóm giữa các doanh nghiệp

Một tác động xấu từ hoạt động mua lại, sáp nhập doanh nghiệp có thể tác động đến các doanh nghiệp khi tham gia hoạt động này là bị thâu tóm bởi doanh nghiệp khác. Bởi vì bản chất cơ bản của các giao dịch mang tính chất M&A là giành quyền kiểm soát doanh nghiêp. Những doanh nghiệp có ý định thâu tóm sẽ đóng vai là đối tác trong các giao dịch M&A. Một sự minh bạch, rõ ràng về qui trình thực hiện, thông tin được công bố, thủ tục thực hiện và sự giám sát của cơ quan quản lý cho các giao dịch M&A sẽ tạo nên một nguồn thông tin đáng tin cậy giúp doanh nghiệp nhận định chính xác hơn về đối tác, từ đó có chiến lược phòng thủ tránh sự thâu tóm của doanh nghiệp khác trong các giao dịch mua lại hay sáp nhập doanh nghiệp là giải pháp thích hợp để hạn chế tác động này.

Tuy nhiên, hoạt động của thị trường mua lại, sáp nhập doanh nghiệp ở nước ta hiện tại đang còn thiếu sự quản lý, điều tiết, giám sát của cơ quan quản lý, thiếu những qui định cần thiết cho sự vận hành của thị trường như vấn đề công bố thông tin, kỹ thuật định giá doanh nghiệp,… thiếu những chủ thể liên quan cần thiết như nhà tư vấn, công ty tư vấn,… do đây là một hoạt động mới xuất hiện trên thị trường. Chính điều đó là cho quá trình tìm hiểu và đánh giá về đối tác của các doanh nghiệp tham gia còn rất nhiều hạn chế và đó chính là nguyên nhân tiềm ẩn khả năng thâu tóm lẫn nhau giữa các doanh nghiệp.

Hiện tại, chúng ta rất đề cao hoạt động M&A vì nhờ đó mà các doanh nghiệp nhỏ có điều kiện tiếp tục phát triển, nhưng cần lưu ý rằng các doanh nghiệp sau khi bán lại một phần vốn hoặc sáp nhập với các doanh nghiệp khác thì doanh nghiệp có còn tiếp tục hoạt động với những mục tiêu ban đầu hay không, người chủ sở hữu cũ của doanh nghiệp có vai trò như thế nào sau khi doanh nghiệp tiến hành bán hoặc sáp nhập với một doanh nghiệp khác. Từ đó để nhìn nhận bản chất của vụ giao dịch M&A một cách rõ hơn, đánh giá chính xác về mục tiêu của công ty tiến hành mua lại doanh nghiệp để tránh tình trạng bị thâu tóm. Đó là giải pháp để đối phó lại sự ruir ro này mà doanh nghiệp có thể thực hiện trong thời điểm hiện nay. Đối với cơ quan quản lý thì cần nhận ra những biểu hiện về sự thâu tóm của doanh nghiệp đối với các doanh nghiệp khác để có những can thiệp kịp thời và hợp pháp.

Với thực trạng hoạt động M&A trên thị trường Việt Nam còn đang bỏ ngõ rất nhiều vấn đề, nhất là trong vấn đề hành lang pháp lý bảo hộ cho sự hoạt động của thị trường này, thì khả năng các doanh nghiệp khi tham gia hoạt động M&A bị thâu tóm bởi doanh nghiệp đối tác luôn tiềm ẩn. Một sự chuẩn bị từ phía cơ quan quản lý Nhà nước và doanh nghiệp ngây từ khi thị trường mới đi vào hoạt động là thực sự cần thiết.

Một phần của tài liệu đánh giá thực trạng và đưa ra giải pháp để phát triển hoạt động mua lại, sáp nhập doanh nghiệp Việt Nam.doc (Trang 52 - 53)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(100 trang)
w