Các giải pháp hỗ trợ cho NVTTM :

Một phần của tài liệu Tiểu luận thị trường tài chính: Thị trường mở Việt Nam thực trạng và xu hướng phát triển trong giai đoạn hiện nay (Trang 36 - 38)

3.3.1 Đối với các công cụ khác của chính sách tiền tệ

Khi N VTTM đã trở thành công cụ chính của chính sách tiền tệ, thì các công cụ khác cần được điều chỉnh để trở thành công cụ hỗ trợ trong việc thực hiện các mục tiêu trung gian của chính sách tiền tệ như lãi suất hoặc lượng dự trữ của hệ thống ngân hàng, trong đó, đáng quan tâm nhất là công cụ chiết khấu và dự trữ bắt buộc.

Đối với công cụ chiết khấu: N HN N cần hạn chế cửa sổ chiết khấu một cách thận trọng vì nếu không các N HTM sẽ đến với cửa sổ chiết khấu mà không có nhu cầu tham gia mua bán trên TTM .

Đối với công cụ dự trữ bắt buộc: Cũng như công cụ chiết khấu, N HNN cần giảm dần dần hiệu lực của công cụ này để có NH TM tập trung vào TTM bằng các quy định tỷ lệ dự trữ bắt buộc ở mức tối thiểu và không thay đổi thường xuyên.

3.3.2 Cũng cố uy tín của các giấy nợ tư nhân:

Khi TTM càng phát triển, hàng hóa càng đa dạng, các loại giấy nợ tư nhân như chứng chỉ tiền gửi, thương phiếu, kỳ phiếu ngân hàng,…càng nhiều, NH NN cần tổ chức (hoặc chọn một tổ chức có uy tín) xếp hạng tín dung dựa trên những tiêu chuẩn đánh giá hợp lý để giảm những tác hại cho xã hội đồng thời làm cơ sở cho các TCTD và các doanh nghiệp phấn đấu vươn lên những thứ hạng cao hơn.

3.3.3 Phát triển thị trường tài chính năng động

Muốn thị trưởng mở phát huy tác dụng tích cực trong việc điều hành chính sách tiền tệ thì thị tường tiền tệ và thị trường chứng khoán phải hoạt động thông suốt, năng động và hổ trợ trong công việc điều tiết vốn cho xã hội. Từ đó, với nhu cầu giao dịch ngày càng tăng sẽ thu hút nhiều chủ thể tham gia vào TTM làm tăng vai trò của N HN N trong việc điều hành chính sách tiền tệ.

PHẦN KẾT LUẬN

Từ những phân tích lý luận trên đề tài này đã đi vào phân tích những vấn đề sau: Phân tích về mặt lý luận những nội dung cơ bản của N VTTM , trong đó nhấn mạnh vai trò quan trọng của ngân hàng trung ương trong việc sử dụng công cụ N VTTM để tác dụng tới lượng tiền trong lưu thông và lượng vốn khả dụng của các N HTM.

Phân tích thực trạng hoạt động của N VTTM trong thời gian qua, tổng kết những kết quả đạt được đồng thời một phần nào đó đưa ra những tồn tại cần khắc phục trong thời gian tới.

Qua những phân tích trên Phần 3 là phần trọng tâm mà đề tài muốn hướng tới để đưa ra những giải pháp định hướng để phát triển NVTTM trong thời gian tới phục vụ cho chính sách phát triển của Quốc gia.

Một phần của tài liệu Tiểu luận thị trường tài chính: Thị trường mở Việt Nam thực trạng và xu hướng phát triển trong giai đoạn hiện nay (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(38 trang)