3.1.1 Duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế ổn định, bền vững nhằm mở rộng nhu cầu và gia tăng khả năng cung ứng vốn trong nền kinh tế
TTM chỉ có hiệu quả khi tình hình kinh tế ổn định, việc thiếu ổn định về chính trị, kinh tế làm cho Chính phủ và NHTW thiếu uy tín để p hát hành công cụ nợ.
Nền kinh tế Việt N am hiện nay vẫn đang đạt tỷ lệ tăng trưởng cao, tuy nhiên trong giai đoạn gần đây đã xuất hiện những nhân tố có thể gây ảnh hưởng bất lợi đến quá trình tăng trưởng dài hạn. Đ ó là sự mâu thuẫn giữa cơ chế quản lý kinh tế không mạnh dạn cải cách so với nhu cầu xã hội đang tăng trưởng quá nhanh ở tất cả các mặt: về quy hoạch đô thị, về giao thông vận tải, về giáo dục, y tế, bưu chính viển thông, các chính sách về cổ phần hóa và thực hiện tự do hóa cạnh tranh giữa các doanh nghiệp. …
Đây là bài toán khó cho các quốc gia đang phát triển trên con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Trong giai đoạn nay chúng ta nên học tập kinh nghiệm của các nước, Chính phủ chỉ nên tập trung quản lý vĩ mô nền kinh tế, thực hiện việc quy hoạch tổng thể nền kinh tế và các khu đô thị lớn, đồng thời hoàn thiện hệ thống luật và các văn bản dưới luật, trên cơ sở đó thực hiện tự do cạnh tranh ở tất cả các ngành mà bức xúc nhất là xóa bỏ độc quyền, đặc quyền đặc lợi trong các lĩnh vực điện, nước, bưu chính viễn thông, ngân hàng. Bởi vì độc quyền chỉ có lợi cho một số người nhưng xã hội phải gánh chịu thiệt hại rất lớn, đó là chi phí sản xuất xã hội sẽ rất cao. Đ iều đó sẽ làm chúng ta bất lợi khi hội nhập kinh tế quốc tế, xét cho cùng là lợi ích quốc gia sẽ bị xâm phạm.
Trên cơ sở Chính phủ quy hoạch tổng thể và quản lý vĩ mô chặt chẽ, tạo điều kiện cho các lĩnh vực, các ngành, các doanh nghiệp cạnh tranh và phát triển bền vững, nhu cầu về vốn trong xã hội sẽ ngày càng tăng và đó là mảnh đất màu mở để nghiệp vụ thị trường phát huy tác dụng.
3.1.2 Lành mạnh hóa hệ thống ngân hàng
Một hệ thống ngân hàng lành mạnh phản ánh tình trạng sức khỏe tốt của nền kinh tế, trên cơ sở đó, các chứng khoán nợ của Chính phủ, ngân hàng vá các chủ thể kinh tế khác mới được công chúng quan tâm và tạo sự hấp dẫn trên TTM .
Do đó trong giai đoạn hiện nay, NH NN xem đây là nhiệm vụ chính trong đề án cải cách hệ thống ngân hàng, đặc biệt là cải thiện tình hình tài chính và tỷ lệ an toàn của các ngân hàng. Các giải pháp thực hiện kiểm toán 100% đối với NHTM và các TCTD, xử lý nợ quá hạn, tăng vốn điều lệ đối với các ngân hàng chưa đạt mức quy định, các yêu cầu về hoàn thiện bộ máy tổ chức và nhân sự, thực hiện việc giám sát đặc biệt đối với các ngân hàng vi phạm…là những vấn đề mà NHN N cần thực hiện triệt để trong thời gian tới:
Đối với N HTM Nhà nước: Lành mạnh hóa tình hình tài chính, đảm bảo tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu theo quy định, xử lý triệt để các yếu kém phát hiện qua kiểm toán, nhất là các khoản nợ tồn đọng thuộc nhóm 3,4,5 của các NH TM NN
Đối với các NH TM CP: K iên quyết giải thể hoặc sát nhập các ngân hàng yếu hoặc không có khả năng tăng vốn. Tạo điều kiện cho các N HTMCP hiện đại hóa công nghệ ngân hàng, đào tạo, nâng cao trình độ quản lý, tham gia vào thị trường tiền tệ thứ cấp, NVTTM và hệ thống thanh toán N HN N.
Đối với các quỹ tín dụng nhân dân: Tăng cường kiểm tra, giám sát, xử lý kịp thời các tồn động trong quỹ tín dụng nhân dân, đẩy nhanh tiến độ thanh lý đối với các quy định đã bị thu hồi giấp phép, chỉ cho phép thành lập mới quỹ tín dụng nhân dân ở những tỉnh, thành phố đã cơ bản hoàn thành việc chấn chỉnh, củng cố và hội đủ điều kiện theo quy định.
3.1.3 Hoàn thiện thị trường liên ngân hàng:
TTM chỉ hoạt động thực sự hữu hiệu khi thị trường liên ngân hàng phát triển. trong lịch sử, thị trường liên ngân hàng hoạt động trước TTM . Thị trường liên ngân hàng chính là nơi NH TW xác định nhu cầu vốn khả dụng của các NH TM và qua đó nắm bắt nhu cầu vốn của nền kinh tế.
Ở Việt N am hiện nay, thị trường ngoại tệ liên ngân hàng có vai trò khá lớn trong việc luân chuyển vốn ngoại tệ, xác định và điều chỉnh tỷ giá hối đoái nhưng thị trường nội tệ liên ngân hàng gần như đóng băng, điều này đã làm giảm đáng kể khả năng quản lý vốn của N HN N, cũng như sự phối hợp giữa các thị trường chứng khoán-TTM- thị trường tiền tệ. Do đó, việc hoàn thiện thị trường liên ngân hàng phải được xem là cơ sở cho các hoạt động khác của N HN N trong bối cảnh hội nhập kinh tế.
3.1.4 Tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng trong kinh doanh ngân hàng để kích cầu tín dụng:
Một trong các điều kiện tham gia NVTTM là các thành viên phải có giấy tờ ngắn hạn để bàn và chủ động vốn khả dụng của mình. Nhưng trong thực tế, các TCTD chưa đầu tư nhiều vào giấy tờ có giá ngắn hạn, một trong những nguyên nhân là do họ chịu sự thiếu bình đẳng trong kinh doanh được vay theo chỉ định, vay với lãi suất lợi hơn. Các NH TM cổ phần, NH liên doanh, quỹ tín dụng ít có được ưu thế này, tạo sự phân biệt trên thị trường.
Để các TCTD ngoài quốc doanh tích cực tham gia vào TTM thì phải tạo cho họ một sân chơi bình đẳng, N HNN cần hạn chế các hình thức cung ứng vốn tín dụng khác từ N HN N như tái cấp vốn, cho vay theo chỉ định, phân biệt rõ tín dụng chính sách và tín dụng thương mại.
Ngoài ra cần tuyên truyền thường xuyên, sâu rộng cho các TCTD về hiệu quả nghiệp vụ này để họ tích cực tham gia.
3.1.5 Hiện đại hóa công nghệ ngân hàng:
Trong định hướng hoạt động của ngành, vấn đề hiện đại hóa công nghệ ngân hàng, từng bước thực hiện hội nhập kinh tế quốc tế về ngân hàng luôn được đề cập đến, trong đó, trước mắt tích cực thực hiện các nội dung:
Tiếp tục tăng số lượng thành viên và mở rộng địa bàn thực hiện thanh toán qua hệ thống thanh toán điệu tử liên ngân hàng và hệ thống giao dịch điện tử.
Thực hiện tin học hóa quản lý hành chính Nhà nước của NH NN, mở rộng triển khai phần mềm hệ thống thông tin quản lý, ứng dụng các nghiệp vụ mới, đẩy mạnh đào tạo, nâng cao trình độ công nghệ thông tin của ngành.
Tiếp tục mở rộng và phát triển dịch vụ các ngân hàng như dịch vụ ngân hàng điện tử, thanh toán thẻ, rút tiền qua máy A TM, liên kết với các doanh nghiệp, công ty bảo hiểm, bưu điện…để phát triển các dịch vụ thanh toán và thu hút khách hàng.
Phát triển các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt, tăng thanh toán qua N HN N và các TCTD.
Để thực hiện những định hướng trên, NHN N và Chính phủ cần có những chính sách cụ thể và hỗ trợ tài chính cần thiết để các NH TM đầu tư, phát triển công nghệ hiện đại và đào tạo cán bộ sử dụng công nghệ cao.
3.1.6 Sự phối hợp đồng bộ giữa Bộ tài chính và N HN N
Ở các nước có TTM phát triển, kho bạc và NH TW cùng kết hợp đưa ra các quyết định về quản lý nợ, cân đối tiền gửi và đây là điều kiện cần thiết cho sự vận hành N VTTM một cách trôi chảy. Việc phát hành các chứng khoán nợ của kho bạc ảnh hưởng đến lượng hàng hóa trên thị trường mở, mặt khác, thể hiện sự phối hợp giữa chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ để thực hiện những mục tiêu kinh tế vĩ mô. Vì vậy, ngay từ đầu, bộ tài chính và N HN N cần được phân định rõ trách nhiệm, vị trí và những phối hợp cần thiết trong việc điều hành và tổ chức NVTTM.