Nguồn vốn huy động từ TTCK chưa được sử dụng đúng mục đích

Một phần của tài liệu Các biện pháp thúc đẩy sự phát triển bền vững của thị trường chứng khoán Việt Nam.pdf (Trang 50 - 53)

Mặc dù trong tình cảnh nền kinh tế toàn cầu gặp khó khăn, song Việt Nam vẫn là nơi thu hút một dòng vốn lớn và có xu hướng ngày càng tăng. Tuy nhiên, những dòng vốn này dường như đang “chảy” chưa đúng đích.

Hiện tại tất cả các nguồn vốn được đầu tư của thị trường Việt Nam đang ở các thị trường chính; đó là: TTCK, vàng - ngoại tệ và bất động sản.

Khi TTCK phát triển nóng, nguồn vốn trong và ngoài nước được huy động để đưa vào thị trường là một con số khổng lồ, nhưng rõ ràng, chỉ có thặng dư vốn từ lần phát hành đầu tiên của doanh nghiệp niêm yết mới là nguồn vốn khả dụng để đưa vào đầu tư cho hoạt động sản xuất kinh doanh.

Rõ ràng hơn nữa: chỉ có những cổ phiếu phát hành đúng thời điểm thị trường đang "bùng nổ" thì thặng dư vốn mới là con số thật sự đáng kể so với thị giá.

Tuy nhiên, nguồn thặng dư vốn ấy lại được các công ty niêm yết năng động nhìn ra được những khoản lợi nhuận khổng lồ và nhanh chóng thu được từ thị trường tài chính nên không kể gì đến việc đầu tư trái ngành nghề vốn vẫn được gọi với cụm từ đầu tư đa ngành nhằm phân tán rủi ro, các công ty sản xuất vẫn tiếp tục đầu tư tài chính nhằm thu lợi nhuận để đầu tư cho ngành nghề chính. Như vậy, dòng tiền thặng dư ấy lại tiếp tục đẩy vào thị trường tài chính mà vẫn không được đưa vào đầu tư cho sản xuất.

Sau cơn chấn động với TTCK, các nhà đầu tư khôn ngoan đã rút chân ra sớm và cắt lỗ kịp thời, và dòng tiền chảy sang thị trường bất động sản - một loại hàng hóa khá đặc biệt, mang tính ổn định rất cao.

Giá bất động sản được đẩy lên còn hơn diều gặp gió. Theo quy luật, đến khi thị trường bất động sản không còn là mảnh đất màu mỡ để đồng tiền sinh sôi nảy nở nữa thì dòng tiền lại kéo nhau ra khỏi lĩnh vực này.

Và dòng tiền tiếp theo lại đổ vào vàng. Nhưng các nhà đầu tư không phải mua vàng để tích trữ mà là để "lướt sóng" nhằm thu chênh lệch giá. Khi các qui chế của sàn giao dịch vàng còn chưa định hình với một số lượng rất ít sàn giao dịch, các nhà đầu tư không khác gì đang "đánh bạc" với rủi ro.

Hướng khác dòng tiền chảy vào đầu cơ ngoại tệ, gạo, muối, sắt thép, xi măng... tất cả các loại hàng hóa có thể đầu cơ được.

Không đầu cơ thì gửi Ngân hàng để hưởng mức lãi suất ngất ngưởng. Cũng chính mức lãi suất huy động cao ngất ngưởng đã đẩy lãi suất cho vay lên khiến các doanh nghiệp sản xuất gặp nhiều khó khăn về vốn, sản xuất kinh doanh lâm vào tình trạng thu bị thu hẹp, hoạt động cầm chừng, giữ chân khách hàng và cố gắng tồn tại.

Nếu giải quyết được tình trạng này, TTCK mới có thể vượt qua khó khăn và phát triển mạnh mẽ, ổn định trong thời gian tới.

2.2.3. Tạo cầu ảo do phong trào sử dụng vốn vay để đầu tư

Ngoài những những nguyên nhân làm cho TTCK giảm tới 60% giá trị như: lạm phát tăng cao, chính sách thắt chặt tiền tệ… còn có nguyên nhân từ việc NĐT tổ chức và

cá nhân trong nước đổ xô đi vay tiền từ ngân hàng, CTCK, công ty tài chính để gia tăng đầu tư.

Cùng với đó, Chỉ thị 03 của NHNN ra đời là 1 chủ trương đúng nhưng không được sự ủng hộ của nhiều CTCK và NHTM. Một số tổ chức tài chính đã lách chỉ thị 03 dưới các hình thức như: gia tăng cho vay bất động sản nhằm tăng tín dụng cho vay chứng khoán, chuyển các khoản nợ cho vay từ nhà đầu tư với NHTM về các CTCK con. Giữa CTCK con với Ngân hàng mẹ thực hiện các hợp đồng repo cổ phiếu nhằm lách chỉ thị 03.

Phong trào đi vay đã nhanh chóng tạo cầu ảo lớn, tạo những giao dịch mua bán CK cực kỳ ngắn hạn (hay còn gọi lướt sóng) bằng vốn đi vay. Hậu quả là làm cho TTCK “mất hết khả năng đề kháng” và khi có biến động vỹ mô hay một tác nhân nào đó thì hình thành liên tiếp những đợt bán tháo cổ phiếu.

Thị trường đi xuống, giá trị cổ phiếu giảm hoặc vượt giá trị thế chấp lại tiếp tục tạo những nguồn cung cổ phiếu rẻ mạt. Rất nhiều nhà đầu tư trở thành những "con nợ" bất đắc dĩ và luôn bị NHTM, CTCK thúc ép đòi nợ.

Lúc này, không những NĐT vay vốn phải bán tháo cổ phiếu, mà chính các NHTM cũng phải thực hiện giải chấp CK để thu hồi nợ. Mặc dù trước đó, khi giá cổ phiếu suy giảm nhẹ, các NHTM có thực hiện bán CK cầm cố để thu hồi nợ, nhưng trong bối cảnh giá nhiều loại cổ phiếu đã xuống tới mức thấp hơn giá trị mà các ngân hàng tính toán để cho vay cầm cố, thì vấn đề này lại trở nên khó tiên đoán hơn. Nếu các NHTM bán cổ phiếu để thu hồi vốn, thì sẽ phải đối mặt với nguy cơ thiếu hụt trầm trọng số tiền gốc và lãi. Nhưng nếu các NHTM không giải chấp cổ phiếu, thì cũng buộc phải ráo riết thúc ép đòi nợ NĐT hay buộc họ phải bổ sung thêm tài sản thế chấp hay cầm cố. NĐT nếu không đáp ứng được các yêu cầu này buộc phải bán cổ phiếu cầm cố và cổ phiếu được mua từ vốn vay của ngân hàng. Và như vậy, ngân hàng được xem là một trong những "thủ phạm" quan trọng dẫn đến tình trạng "bán tháo" CK.

Đây là một biểu hiện của sự phát triển không bền vững của TTCK, bởi nó huỷ hoại việc đầu tư dài hạn, làm ảnh hưởng tới hiệu quả đầu tư của những nguời không đi vay tiền hay đầu tư có bài bản.

Một phần của tài liệu Các biện pháp thúc đẩy sự phát triển bền vững của thị trường chứng khoán Việt Nam.pdf (Trang 50 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)