Tuyên truyền, phổ biến kiến thức về chứng khoán và TTCK

Một phần của tài liệu Các biện pháp thúc đẩy sự phát triển bền vững của thị trường chứng khoán Việt Nam.pdf (Trang 102 - 106)

Kinh doanh CK không phải là đánh bạc như nhiều người nghĩ. Tuy nhiên, thống kê cả nước hiện có trên 400.000 tài khoản của nhà đầu tư tổ chức, cá nhân thì con số NĐT có bài bản và chiến lược trên các sàn CK quả là không nhiều. Nghịch lý này dẫn tới chuyện nhiều NĐT thiếu chuyên nghiệp lên sàn mơ đổi đời bằng được trong phút chốc trong khi kiến thức, kinh nghiệm còn thiếu khiến cho mỗi khi chỉ số chứng khoán sụt giảm thì họ là những người bị ảnh hưởng đầu tiên.

Trong chiến lược phát triển TTCK, gắn với tiến trình cải cách đổi mới nền kinh tế trong giai đoạn hội nhập; một nội dung khá cần thiết đang được đặt ra hiện nay là công tác phổ cập kiến thức CK. Có thể nói, việc phổ cập kiến thức CK hiện nay chưa được thực hiện “tận gốc” và đây cũng chính là một trong những yếu tố hạn chế sự phát triển của TTCK

Hiện nay, công tác đào tạo và phổ cập hiện mới bó hẹp trong UBCKNN. Các hoạt động của UBCKNN trong khâu này mới chỉ giới hạn ở việc trực tiếp mở một số khoá

đào tạo nghiệp vụ ngắn ngày, chủ yếu ở Hà Nội, Tp.HCM với tổng số người học còn quá khiêm tốn, chỉ vài ngàn người.

Mặt khác, các khóa đào tạo của UBCKNN là những chứng chỉ cần thiết cho các cá nhân muốn hoạt động môi giới CK nên phần nào bó hẹp trong một số đối tượng của các CTCK. Các thành phần khác như NĐT, cá nhân được phổ cập chưa nhiều.

Một hạn chế lớn nhất trong công tác tuyên truyền về CK và TTCK là chưa có sự kết hợp với các phương tiện truyền thông đại chúng. Việc đưa tin về TTCK là hoàn toàn tự nguyện. Hiện mới chỉ có 1 tờ báo chuyên về TTCK. Một số báo và tạp chí kinh tế, tài chính chỉ đưa tin về TTCK trong trang mục kinh tế – xã hội hoặc thị trường tài chính nói chung.... Các cơ quan báo chí cũng chưa được giúp đỡ nhiều trong việc đào tạo phóng viên có kiến thức về CK, chưa được hoan nghênh trong công tác tuyên truyền về CK và TTCK, chưa có cơ hội và kinh nghiệm trong việc tiếp cận với kinh nghiệm TTCK nước ngoài.

Do vậy, cần phải có chiến lược cụ thể để tuyên truyền phổ cập kiến thức về TTCK.

Mở rộng tuyên truyền, phổ cập kiến thức cho công chúng trên các phương tiện thông tin đại chúng như: báo chí, đài phát thanh, đài truyền hình, mạng Internet, các khóa đào tạo miễn phí, xây dựng các bản tin, các chuyên mục về CK và TTCK,...

Tổ chức các trò chơi tìm hiểu về CK và TTCK trên các phương tiện truyền thanh, truyền hình, báo chí, tổ chức các cuộc thi CK ảo, thi phân tích tài chính, thi làm giám đốc tài chính, thi làm giám đốc điều hành,... cũng là biện pháp phổ biến kiến thức cho công chúng.

Trung tâm nghiên cứu đào tạo UBCKNN cần thiết phải mở các lớp học mẫu ngắn hạn, tổ chức các buổi nói chuyện chuyên đề về CK và TTCK tại các Trung tâm văn hóa quận, huyện hay Nhà văn hóa thanh niên cho các đối tượng đang sinh hoạt tại đây để vừa có dịp vui chơi, giải trí vừa có dịp học tập bổ ích bởi vì nhu cầu tìm hiểu và tham gia TTCK trong công chúng là rất lớn.

Các trường Đại học tiếp tục hình thành và phát triển hơn nữa bộ môn CK cũng như đưa các môn học chuyên sâu vào chương trình để vừa phục vụ công tác

đào tạo tại trường vừa đáp ứng nhu cầu học hỏi nâng cao trình độ của những người làm việc trong lĩnh vực này.

Khuyến khích tất cả giáo viên dạy về CK phải có kinh nghiệm thực tế, tham gia đầu tư CK, tiến tới xoá bỏ việc dạy chay.

Đào tạo bài bản về chứng khoán cho tất cả phóng viên về kinh tế.

UBCKNN phối hợp đào tạo với các nước có TTCK phát triển để học hỏi kinh nghiệm đầu tư và tiếp cận với nền văn hóa CK tiên tiến của thế giới.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Trong chương này, tác giả đưa ra các giải pháp nhằm thúc đẩy sự phát triển bền vững TTCK Việt Nam. Các giải pháp được đưa ra dựa trên chủ trương chính sách của chính phủ trong việc phát triển TTCK Việt Nam đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020. Do giới hạn của luận văn, tác giả chỉ tập trung vào hai giải pháp chính là việc niêm yết chứng khoán ra thị trường nước ngoài và thành lập tổ chức định mức tín nhiệm. Ngoài ra còn có các giải pháp bổ trợ cho sự phát triển bền vững của TTCK như: nâng cao hiệu quả của việc phát hành cổ phiếu doanh nghiệp trên TTCK, đẩy nhanh quá trình CPH, đa dạng hóa các sản phẩm trên thị trường, thành lập thị trường giao dịch phi tập trung, nâng cao chất lượng hoạt động tại các CTCK, thành lập quỹ bình ổn thị trường, nâng cao hiệu quả công tác giám sát của nhà nước, tuyên truyền phổ biến kiến thức chứng khoán.

KẾT LUẬN

Qua 8 năm hoạt động, TTCK Việt Nam đã có những đóng góp to lớn cho việc phát triển ngành tài chính ngân hàng nói riêng, nền kinh tế nói chung. TTCK trở thành kênh huy động vốn hiệu quả của doanh nghiệp và của nền kinh tế thông qua việc phát hành cổ phiếu. Qua TTCK, các DN huy động được nguồn vốn khổng lồ trong dân chúng, biến nguồn vốn nhàn rỗi ngắn hạn thành các khoản đầu tư dài hạn, phục vụ cho sản xuất, kinh doanh. Hàng ngàn tỷ đồng đã được đưa vào sản xuất, kinh doanh, vòng quay vốn của toàn nền kinh tế được cải thiện rõ rệt. Nhưng bên cạnh đó, TTCK còn tiềm ẩn nhiều vấn đề cần phải giải quyết để có thể tăng trưởng bền vững, trở thành "hàn thử biểu" của nền kinh tế. Những giải pháp nhằm tăng cung kích cầu, hoàn thiện môi trường đầu tư cần nhanh chóng được triển khai thực hiện.

Chúng ta tin rằng, việc đánh giá đúng các kết quả đạt được, nhìn rõ những nguyên nhân của hạn chế thiếu sót, xác định rõ mục tiêu phát triển của thị trường và hướng giải pháp khắc phục những tồn tại sẽ thúc đẩy TTCK Việt Nam ngày một phát triển bền vững hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bùi Kim Yến, (2005), TTCK, Nhà xuất bản Lao động

2. Đào Lê Minh, (2002), Những vấn đề cơ bản về chứng khoán và TTCK, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia.

3. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam, (2006), “Luật chứng khoán”.

4. Trần Đắc Sinh, (2005), Các giải pháp để đưa doanh nghiệp tiềm năng lên niêm yết trên TTCK, Đề tài nghiên cứu khoa học, Sở Khoa học Công nghệ TP.HCM.

5. Trần Đắc Sinh, (2005), “Đánh giá 5 năm hoạt động của TTCK Việt Nam”, Ủy ban chứng khoán Nhà nước, TP.HCM

6. Trần Ngọc Thơ, (2005), Tài chính doanh nghiệp hiện đại, Nhà xuất bản Thống kê.

7. Trung tâm Giao dịch chứng khoán TP.HCM, (2006), Tổng kết 5 năm TTCK Việt Nam, NXB Phương Đông, TP.HCM.

Các trang web

1. Ủy ban chứng khoán Nhà nước www.ssc.gov.vn 2. Bộ Tài chính www.mof.gov.vn 3. Sở giao dịch chứng khoán TP.HCM www.hsx.vn 4. Trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội www.hastc.org.vn 5. Đầu tư chứng khoán www.vir.com.vn

6. Tin nhanh chứng khoán www.tinnhanhchungkhoan.com.vn 7. Tin nhanh Việt Nam www.vnexpress.net

8. Thời báo kinh tế Việt Nam www.vneconomy.vn

9. Saga Việt Nam www.saga.vn

10. Báo Tuổi trẻ www.tuoitre.com.vn 11. Báo Vietnamnet vietnamnet.vn 12. Báo Thanh niên thanhnien.com.vn

Một phần của tài liệu Các biện pháp thúc đẩy sự phát triển bền vững của thị trường chứng khoán Việt Nam.pdf (Trang 102 - 106)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)