Ảnh hưởng từ biến động của nền kinh tế vĩ mô

Một phần của tài liệu Các biện pháp thúc đẩy sự phát triển bền vững của thị trường chứng khoán Việt Nam.pdf (Trang 53 - 54)

Tình hình kinh tế vĩ mô giai đoạn nửa đầu năm 2008 trải qua giai đoạn khó khăn nhất trong suốt một thập kỷ phát triển tương đối ổn định kể từ cuộc khủng hoảng khu vực năm 1997. Lạm phát gia tăng kéo theo hệ quả là chính sách tiền tệ thắt chặt chống lạm phát làm cho lãi suất tăng.

Lạm phát tăng cao là dấu hiệu cho thấy nền kinh tế đang nóng và báo hiệu sự tăng trưởng kém bền vững, trong khi TTCK như chiếc nhiệt kế đo sức khỏe nền kinh tế. Khi lạm phát tăng cao, tiền mất giá, người dân không muốn giữ tiền mặt hoặc gửi tiền trong ngân hàng bởi lẽ mức lãi suất danh nghĩa của tiền gửi thấp hơn tỉ lệ lạm phát. Họ chuyển sang nắm giữ vàng, bất động sản, ngoại tệ mạnh... khiến một lượng vốn nhàn rỗi đáng kể của xã hội nằm im dưới dạng tài sản “chết”. Thiếu vốn đầu tư, không thể tích lũy để mở rộng sản xuất, sự tăng trưởng của doanh nghiệp nói riêng và cả nền kinh tế nói chung sẽ chậm lại.

Lạm phát gia tăng đang ảnh hưởng nhiều, nếu không muốn nói là nặng nề, đến hoạt động kinh doanh của các công ty niêm yết.

Những chính sách tiền tệ nhằm kiềm chế lạm phát càng làm cho nguồn vốn sản xuất của các doanh nghiệp bị thắt chặt, đồng thời việc phải trả giá cao cho vốn vay gây ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của cả doanh nghiệp lẫn ngân hàng

Nguyên vật liệu tăng giá rất nhanh đẩy chi phí đầu vào tăng cao. Sự tăng giá của các loại hàng hóa như lương thực, thực phẩm, năng lượng, các nguyên liệu đầu vào, đặc biệt sự tăng giá mạnh của dầu mỏ và sắt thép, đã ảnh hưởng trực tiếp tới các ngành sản xuất công nghiệp của nền kinh tế Việt Nam.

Chi phí vốn trở nên quá đắt đỏ khi toàn bộ các ngân hàng tăng lãi suất cho vay từ 14% trở lên. Bão tiền tệ làm tất cả các ngân hàng thiết chặt cho vay, tăng lãi cho vay. Tốc độ tăng trưởng chậm lại có nghĩa là nhu cầu của nền kinh tế chắc chắn sẽ ảnh

hưởng. Người dân sẽ hạn chế mua, trong khi khu vực công cũng giảm chi tiết, thắt chặt ngân sách.

Nền kinh tế toàn cầu cũng như Việt Nam đang trong giai đoạn khó khăn. Tốc độ tăng trưởng kinh tế chậm lại, các nền kinh tế khách hàng lớn như Mỹ, Nhật Bản, Châu Âu đang lâm vào suy thoái theo chu kỳ (3 thị trường nhập khẩu này chiếm 45,1% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam) đã ảnh hưởng trực tiếp tới các doanh nghiệp xuất khẩu và ngành liên quan của Việt Nam.

Các doanh nghiệp xuất khẩu gặp khó khăn về thị trường đầu ra, đồng thời với tỷ lệ lớn các hợp đồng xuất khẩu thanh toán bằng đồng đôla Mỹ nên sự giảm giá đồng đôla khiến các DN chịu thiệt hại kép, dẫn tới ảnh hưởng tới nền kinh tế Việt Nam. Như vậy, sự biến động từ nền kinh tế vĩ mô đang ảnh hưởng nặng nề đến hoạt động kinh doanh của các công ty niêm yết và ảnh hưởng đến xu hướng đầu tư của các nhà đầu tư chứng khoán, gián tiếp khiến TTCK sụt giảm.

Một phần của tài liệu Các biện pháp thúc đẩy sự phát triển bền vững của thị trường chứng khoán Việt Nam.pdf (Trang 53 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)