- Định cỡ lại nội dung so sánh
3.2.2 Thiết kế các câu hỏi trong phiếu điều tra
Các số liệu thực hiện trong luận văn được lấy từ ý kiến thăm dò khách hàng sử dụng bánh mì đóng gói có nhãn hiệu để đánh giá vị thế cạnh tranh của sản phẩm và chỉ dẫn của thị trường bánh mì tại tại TP. HCM.
Với sản phẩm bánh mì đóng gói có nhãn hiệu, các lượng thông tin và ấn tượng về sản phẩm được phản ánh khác nhau thể hiện trên kết quả điều tra. Phiếu điều tra được xây dựng trên 11 câu hỏi lớn và các bảng câu hỏi được thiết kế như sau:
Nhóm 1: Gồm các câu hỏi (1,3) dùng để so sánh trực tiếp các sản phẩm cạnh tranh trong nhóm bánh để đánh giá vị thế cạnh tranh, hình ảnh, thương hiệu, uy tín, chất lượng.
Nhóm 2: Gồm các câu hỏi lớn còn lại ( trừ nhóm 1) dùng để tìm ra các chỉ dẫn của thị trường về cơ sở lựa chọn bánh như mùi vị, khuyến mãi, bao bì…, quan điểm của khách hàng về các phương tiện và ấn tượng của các hoạt động tiếp thị. Độ tin cậy của thông tin này được đặt theo mục đích của đề tài, do vậy không theo thứ tự nhất định.
Thang điểm cho các chỉ tiêu nhỏ: cao nhất 5 điểm, thấp nhất 1 điểm. Ở nhóm 1 có 2 chỉ tiêu lớn dùng để so sánh 11 sản phẩm bánh mì đóng gói có nhãn hiệu của 4 công ty trực tiếp, bao gồm 22 chỉ tiêu nhỏ và nhóm 2 có 63 chỉ tiêu nhỏ.
Câu 1: Điều tra nhận thức của khách hàng về nhãn hiệu thương mại của bánh mì đóng gói có nhãn hiệu. Thực tế cho thấy các nhà sản xuất đã làm quen với khái niệm này từ lâu khi các nhà sản xuất như KD, HN, PN, AB đưa sản phẩm ra tiêu thụ ở thị trường.
Câu 2: Điều tra về các phương tiện tiếp thị bánh mì đóng gói có hiệu quả, làm khách hàng biết đến nhãn hiệu sản phẩm của các công ty.
Câu 3: Điều tra mức tiêu thụ bánh mì đóng gói có nhãn hiệu tại thị trường Hồ Chí Minh theo đánh giá chủ quan của khách hàng – người trực tiếp sử dụng.
Câu 4: Điều tra nhận thức của khách hàng về chất lượng bánh mì đóng gói có nhãn hiệu ở TP. HCM hiện nay, theo yêu cầu về mức độ an toàn thực phẩm hợp lý, uy tín nhãn hiệu của nhà sản xuất và có sự quản lý của thị trường.
Câu 5: Điều tra mong muốn của khách hàng về hương vị của bánh mì đóng gói có nhãn hiệu để điều chỉnh sản phẩm theo ý kiến người tiêu dùng.
Câu 6: Điều tra những cơ hội, hoàn cảnh mà sản phẩm bánh mì đóng gói phục vụ nhu cầu của khách hàng nhiều nhất.
Câu 7: Điều tra ý kiến khách hàng về các yếu tố tạo ấn tượng về sản phẩm được ưa chuộng bằng cách gợi ý mật độ cửa hàng, các điểm bán hàng thuận lợi nhất cho việc tiêu dùng.
Câu 8: Điều tra về ảnh hưởng của các phương pháp tiếp thị bán hàng như giới thiệu, quảng cáo, khuyến mãi…
Câu 9: Điều tra về giá thành của sản phẩm, giá do các công ty sản xuất tự quyết định. Để đánh giá mức độ về sản phẩm này, so sánh về thu nhập và sự tiêu dùng chung của xã hội hiện nay thì có phần gợi ý giảm giá theo tỷ lệ theo sự lựa chọn của khách hàng
Câu 10: . Điều tra mong muốn khách hàng về sản phẩm bánh mì đóng gói có nhãn hiệu lý tưởng trong tâm trí khách hàng để định hướng cho việc cải tiến sản phẩm.
Câu 11: Điều tra về hiệu quả tiếp thị bánh mì, được thể hiện ở mức độ tạo ấn tượng sản phẩm về bao bì, mẫu mã chung nhất hiện nay.
Để đảm bảo yếu tố khách quan, tất cả phiếu điều tra được gửi tới khách hàng mà không qua cách tiếp thị bán hàng riêng của công ty nào.