- Định cỡ lại nội dung so sánh
3.2.3 Phương pháp tiến hành và cách tính kết quả
Căn cứ vào số lượng tiêu thụ bánh mì vào năm 2010, phiếu điều tra được tiến hành ở TP. HCM.
Bảng 3.7: Mức độ thu hồi phiếu điều tra Khu vực điều tra Số phiếu
điều tra
Phân loại phiếu
Tỷ lệ thu hồi (%)
Hợp lệ Loại bỏ
TP. HCM 300 243 26 81%
Ở bảng 3.7 cho thấy có 243/300 phiếu điều tra hợp lệ. Số phiếu hợp lệ này được đưa vào thống kê. Đặc điểm của phiếu điều tra cho thấy ấn tượng về sản phẩm bánh mì đóng gói có nhãn hiệu ở TP. HCM. Với 243 phiếu hợp lệ này, kết quả phân tích sẽ có tính chất đại diện đặc trưng cho sản phẩm. Mặt khác, tác giả cho rằng không cần thiết phải tiến hành một diện rộng ở các vùng sâu xa và các khu vực chưa phải là trung tâm kinh tế để tìm hiểu về thị trường cho loại bánh này.
Thống kê có 243 phiếu điều tra theo nghề nghiệp, giới tính, tuổi tác như ở bảng 3.8, 3.9 và 3.10
Bảng 3.8: Thống kê số liệu điều tra theo giới tính, tuổi của khách hàng. Tuổi
Giới tính Số lượng Tuổi<15 Tuổi 15-30 Tuổi 31-60 Tuổi >60
Nam 110 24 41 41 4
Nữ 133 19 64 45 5
Tổng cộng 243 43 105 86 9
Bảng 3.9: Thống kê tỷ lệ điều tra theo giới tính, tuổi của khách hàng. Tuổi
Giới tính
Tỷ lệ
Tuổi<15 Tuổi 15-30 Tuổi 31-60 Tuổi >60
Nam 45,27% 9,88% 16,87% 16,87% 1,65%
Nữ 54,73% 7,82% 26,34% 18,52% 2,06%
Tổng 100% 17,70% 43,21% 35,39% 3,71%
Bảng 3.10: Thống kê số liệu điều tra nghề nghiệp của khách hàng.
Nghề nghiệp Số lượng ( Phiếu ) Tỷ lệ (%)
Điều hành/ quản lý 26 10,70%
Nhân viên 60 24,69% Công nhân 13 5,35% Hưu trí 10 4,12% Nội trợ 12 4,94% Nghề tự do 17 7,00% Khác 4 1,65% Tổng 243 100%
Qua 3 bảng trên cho thấy khách hàng mục tiêu chung nhất là từ 15 – 30 tuổi và cần chú ý nhất là sinh viên, học sinh và nhân viên văn phòng.