Đánh giá hiệu quả kinh doanh của công ty.

Một phần của tài liệu giải pháp kinh doanh cho Cty TNHH HỒNG HỮU.doc (Trang 31 - 45)

2.3..1. Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh.

Hệ thống chỉ tiêu tuyệt đối đánh giá kết quả kinh doanh.

Để đánh giá thực trạng của một doanh nghiệp được đánh giá trên những mốc cơ sở sau:

• Lợi nhuận là chỉ tiêu tuyệt đối, để phản ánh kết quả kinh doanh trong kỳ của doanh nghiệp, lợi nhuận của doanh nghiệp là biểu hiện kết quả bằng tiền của người lao động trong suốt quá trình kinh doanh, được xác định cơ bản như: Lợi

nhuận trong kỳ được hình thành từ các nguồn hoạt động bán hàng của doang nghiệp, lợi nhuận từ các khoản thu chi về hoạt động tài chính và các khoản thu khác không mang tính chất thường xuyên.

• Chỉ tiêu mức doanh lợi trên doanh số bán hàng: Chỉ tiêu này cho biết mức doanh số bán được trong kỳ đem lại bao nhiêu lợi nhuận cho doanh nghiệp.

• Mức doanh lợi trên vốn kinh doanh: Chỉ tiêu này cho thấy hiệu quả của việc sử dụng vốn kinh doanh trong kỳ sẽ mang lại bao nhiêu lợi nhuận.

• Mức doanh lợi trên chi phí kinh doanh: Chỉ tiêu này cho thấy tổng chi phí kinh doanh trong kỳ sẽ mang lại bao nhiêu lợi nhuận.

 Trong những năm gần đây công ty không ngừng đổi mới một cách toàn diện cả về chất lượng lẫn số lượng, về quy mô tổ chức đến khoa học kỹ thuật. Từ những chỉ tiêu trên, kết quả kinh doanh được thông qua các bảng dưới đây:

Bảng 2.9: kết quả hoạt động kinh doanh của công ty

Đơn vị: Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

Tổng doanh thu 2.400.000 3.000.000 3.500.000 4.200.000 Tổng chi phí 2.200.000 2.740.000 3.200.000 3.500.000 Lợi nhuận 200.000 260.000 300.000 700.000 Thuế thu nhập DN 60.000 78.000 90.000 210.000

Lợi nhuận sau thuế 140.000 182.000 210.000 490.000

(theo: thông tin phòng kế toán)

Từ những số liệu trên ta được biểu đồ thể hiện tình hình kết quả hoạt động kinh doanh của công ty như sau:

Tổng doanh thu 4.000.000 Lợi nhuận 3.500.000 3.000.000 2.500.000 2.000.000 1.000.000 500.000 2007 2008 2009 2010 năm

Biểu đồ 2.6: Kết quả doanh thu và lợi nhuận hàng năm

Mặc dù hoạt động kinh doanh vẫn còn khó khăn về tài chính, thị trường biến động, sự cạnh tranh gay gắt, nhưng công ty đã năng động trong công việc thực hiện đường lối chính sách đúng đắng nên đã đạt được những thành quả nhất định.Qua biểu trên cho ta thấy từ năm 2007-2010 công ty đã phấn đấu được những chỉ tiêu sản xuất kinh doanh như sau:

- Về doanh thu: Qua số liệu trên cho ta thấy không chỉ số liệu sản phẩm sản xuất tăng mà doanh thu bán hàng cũng tăng đáng kể. Năm 2008 tăng so với năm 2007 là 5%, năm 2009 so với năm 2008 tăng 6.6%, đầu quý II năm 2010 so với năm 2009 tăng 12%. Những chỉ tiêu trên cho thấy sản phẩm mà công ty

bán ra không chỉ tăng về số lượng mà còn tăng cả về mức tiêu thụ, điều này chứng tỏ sản phẩm của công ty đã được thị trường chấp nhận.

- Về chi phí và lợi nhuận: Trong năm 2010 công ty đã nỗ lực trong công việc tiết kiệm chi phí nhằm tối đa hóa lợi nhuận cụ thể đầu năm 2010 giảm 9,3% so với năm 2009, năm 2009 giảm 6,8% so với năm 2008 và năm 2008 giảm 4.5%. Nhờ việc giảm chi phí kết hợp với chính sách kinh doanh hợp lý lợi nhuận của công ty năm 2008 tăng 30% so với năm 2007, nhưng năm 2009 lợi nhuận chỉ tăng 15,3% , đến năm 2010 tăng 33,3% so với năm 2009. Mặc dù các chỉ tiêu của các năm đều tăng nhưng xét về định tính thì tốc độ tăng của năm 2009 chậm hơn so với các năm khác, tốc độ lợi nhuận đầu năm 2010 có phần vượt trội hơn so với những năm trước.

Từ những số liệu nêu trên phản ánh được một phần kết quả hoạt động kinh doanh của công ty Hồng Hữu, ngoài ra còn nhiều yếu tố khác nói lên thực trạng kinh doanh của công ty như:

- Xét về hiệu quả sử dụng lao động: Công ty đã dựa vào hai yếu tố là: Năng suất lao động và lợi nhuận bình quân của một lao động, các chỉ tiêu này được thể hiện ở bảng sau:

Bảng 2.10: Thu nhập bình quân hàng năm

Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Tổng chi phí tiền lương/ năm Triệu đồng 78.000 204.000 475.200 660.000 Thu nhập bình quân/tháng Triệu đồng/ người 1.300 1.700 2.200 2.500

Số lao động hiện có Người 5 10 18 22

( theo nguồn thông tin phòng nhân sự) Bảng 2.11:Tình hình sử dụng lao động của công ty

Chỉ tiêu Đơn vị

tính

Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Số lượng lao động

phát triển trong kỳ

Người 5 10 18 22

Qua số liệu trên ta được biểu đồ như sau:

2007 2008 2009 2010 năm

Biểu đồ 2.7: Tình hình lao động ở các năm

Tổng chi 660.000 660.000 phí lương 500.000 475.000 400.000

204.000 200.000 100.000 78.000 2007 2008 2009 2010 năm

Biểu đồ 2.8: Thu nhập bình quân hàng năm

Từ những bảng số liệu nêu trên ta có thể nêu lên được tổng thể hiệu quả sử dụng lao động qua các năm, trong đó:

+ Năng suất lao dộng = tổng doanh thu /số lao động

+ Lợi nhuận bình quân 1 lao động= lợi nhuận / tổng số lao động

Chỉ tiêu trên được thông qua bảng sau:

Bảng 2.12:Hiệu quả sử dụng lao động ở các năm

Đơn vị: triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

Tổng doanh thu 2.400.000 3.000.000 3.500.000 4.200.000 Lợi nhuận 200.000 260.000 300.000 700.000

Số lao động 5 10 18 22

Năng suất lao động 480.000 300.000 194.444 190.909 Lợi nhuận bình quân

1 lao động

40.000 26.000 16.666 31.818

( theo nguồn thông tin phòng kế toán)

Nhìn vào số liệu tình hình sử dụng lao động của công ty cũng như mức thu nhập bình quân của các năm ta thấy chất lượng sử dụng lao động của doanh ngiệp mỗi năm một khác, ban đầu khi mới thành lập năm 2007 số lượng người của doanh nghiệp chỉ có 5 người như thế là quá ít so với nhu cầu thực tế , tuy nhiên do nhu cầu kinh doanh, sự phát triển của doanh nghiệp, và hoạt động sản xuất của các phòng ban thì năm 2008 số lượng lao động có phần tăng lên gấp đôi, từ 5 người năm 2007 lên 10 người năm 2008, và cho đến 2009 thì tăng 18 người, tăng hơn hơn 2 lần so với 2008 và 3 lần so với 2007. Mức thu nhập, chi phí bỏ ra của công ty cao hơn từ đó được kéo theo lợi nhuận phải tăng hơn so với những năm trước. Tuy nhiên mức thu

nhập này chỉ là phần lương căn bảng của mỗi người lạo động, ngoài mức lương căn bản người lao động còn hưởng được các chế độ khác như phụ cấp xăng, điện thoại, chuyên cần, phí công tác, trách nhiệm (nếu có). Hiện tại tuy đang bước vào quý IV của năm 2010, tuy nhiên mức lương được tăng lên đáng kể, từ 2.200.000/ người thì giờ đây mức lương căn bảng đã tăng lên là 2.500.000/người, điều này là mức vượt đáng kể, cho thấy công ty đang trên con đường phát triển đúng đắng. Số lao động tăng, mức lương tăng kéo theo tổng chi phí tiền lương căn bản tăng nhưng vẫn nằm trong kế hoạch phát triển của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, tuy là doanh nghiệp nhỏ nhưng các chế độ bảo hiểm xã hội, y tế, thất nghiệp được thực hiện đầy đủ theo quy định của nhà nước.

Trong bốn năm 2007-2010 với số lượng lao động tăng nhưng năng suất lao động và lợi nhuận bình quân một lao động có phần giảm so với các năm điều này chứng tỏ việc sử dụng lạo động của doanh nghiệp là chưa hợp lý. Sự giảm sút về năng suất là do thay đổi nhân sự thường xuyên, công ty chưa chú trọng trong việc nâng cao trình độ lao động.

- Xét hiệu quả chỉ tiêu sử dụng vốn: Hiệu quả này dựa trên một số chỉ tiêu như:

+ Hiệu quả sử dụng vốn cố định = lợi nhuận / vốn cố định *100 + Vòng quay vốn lưu động = tổng doanh thu /vốn lưu động

+ Hiệu quả vốn lưu động = lợi nhuận / vốn lưu động

Trong đó:

Bảng2.13: Hiệu quả sử dụng vốn cố định và lưu động

Đơn vị: triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm2009 Năm 2010

Tổng vốn KD 2.000.000 2.300.000 2.500.000 3.000.000 Vốn cố định 900.000 950.000 1.100.000 1.300.000 Vốn lưu động 1.100.000 1.350.000 1.400.000 1.700.000 Hiệu quả sử dụng vốn cố định 0.222 0.273 0.272 0.538 Số vòng quay vốn lưu động 2.18 2.22 2.50 2.47

động

(theo nguồn thông tin phòng kế toán)

Thông qua những chỉ tiêu trên cho ta thấy hiệu quả sử dụng vốn cố định luôn tăng , tuy nhiên mức tăng của ba năm đầu là không đáng kể,đến năm 2010 mới có phần vượt trội. Nếu như cứ 1000 đồng vốn cố định năm 2007 thì thu được 222 đồng lợi nhuận, năm 2008, 2009 là 273 đồng và 272 đồng lợi nhuận, đến năm 2010 thì lợi nhuận thu được 538 đồng.

Chỉ tiêu vốn lưu động cho ta thấy số vòng quay và hiệu quả sử dụng vốn trong hai năm đầu là tương đối tăng ổn định, đến năm 2009 thì tăng vượt trội, nhưng đến 2010 thì lại giảm xuống nguyên nhân chính là do đầu năm 2010 công ty tăng thêm vốn cố định và vốn lưu động. Nhưng số liệu trên chỉ tính đến lợi nhuận đầu quý II năm 2010.

- Xét hiệu quả chỉ tiêu tổng hợp: được xét theo:

+ Lợi nhuận doanh thu bán hàng=lợi nhuận sau thuế / tổng dooanh thu *100 + Chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh theo chi phí = tổng doanh thu / tổng chi phí*100

Bảng2.14:Hiệu quả theo chỉ tiêu tổng hợp

Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

Lợi nhuận theo doanh thu 5.8% 6.07% 6.0% 11.6%

Hiệu quả kinh doanh theo chi phí 109% 109.4% 109.4% 120% Nhìn chung tỷ lệ doanh thu là cao, song qua chỉ tiêu trên ta thấy lợi nhuận năm 2010 là cao nhất, tuy chi phí có phần tăng theo nhưng từ đó kéo theo lợi nhuận tăng, điều này cho thấy việc kinh doanh trong những quý đầu năm 2010 là chưa thật sự hiệu quả, mà nguyên nhân dẫn đến chi phí tăng là do:

+ Sự thay đổi nhân sự một cách thường xuyên, khiến doanh nghiệp không ngừng bỏ ra chi phí lẫn thời gian để đào tạo lại từ đầu trong khi hoạt động kinh doanh vẫn tiếp tục diễn ra.

+ Sự biến động không ngừng của thị trường làm giá cả sản phẩm mua vào không ngừng tăng lên theo tỷ giá, trong khi đó khách hàng của doanh nghiệp đa số là khách hàng quen nên việc tăng giá thành sản phẩm làm cho các doanh nghiệp khó mà chấp

nhận được. Việc tỷ giá tăng nhưng giá thành sản phẩm vẫn giữ nguyên từ đó chi phí doanh nghiệp tăng lên đáng kể.

Qua các chỉ tiêu trên cho ta thấy chỉ có một số chỉ tiêu về về vốn là tăng, còn các chỉ tiêu còn lại đều giảm so với các năm, điều này chứng tỏ năm 2008, 2009 công ty chỉ mới mở rộng mô hình kinh doanh, còn vấn đề hiệu quả vẫn chưa đạt được.

• Ngoài ra việc lập sơ đồ cũng phần nào đánh giá được chỉ tiêu của hoạt động kinh doanh.

Sơ đồ 2.4: Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp

a, Doanh thu từ kinh doanh .

Cũng như mọi doanh nghiệp khác, việc doanh thu của doanh nghiệp được phát sinh ra từ các hoạt động kiếm lời bằng cách mua bán sản phẩm.

Doanh thu của công ty phụ thuộc vào rất nhiều các yếu tố khác nhau số lượng chất lượng, dịch vụ kèm theo khi xuất ra một sản phẩm. Nếu chất lượng sản phẩm tốt, dịch vụ tốt thì kéo theo doanh thu hiệu quả kinh doanh tốt và ngược lại.

Từ đó doanh thu sẽ là: Doanh nghiệp

thu và thị phẩm Lợi nhuận

Mức giảm chi

phí Chỉ tiêu khác

Hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp

b, Chi phí từ kinh doanh.

Chi phí kinh doanh xuất phát từ việc sử dụng vốn kinh doanh được thể hiện bằng tiền lương nhân viên, toàn bộ tài sản công ty bao gồm:

- Tài sản cố định: Mặt bằng, văn phòng phẩm… - Tài sản lưu động: Tiền mặt, hàng hoá…

Tài sản lưu động nhằm chuyển hoá thành tiền, tiền thành hàng hoá, doanh nghiệp càng biết cách sử dụng xoay vòng thì lợi nhuận càng cao.

Tài sản cố định sẽ được dịch chuyển từng phần qua từng kỳ phát triển của công ty.

c, Lợi nhuận.

Lợi nhuận của doanh nghiệp phụ thuộc vào doanh thu của doanh nghiệp tất cả các doanh nghiệp dù là bất kỳ hình thức kinh doanh nào, mục tiêu cuối cùng vẫn là tối đa lợi nhuận, doanh thu càng lớn thì lợi nhận càng cao, điều đó sẽ được phản ánh qua hiệu quả kinh doanh của một doanh nghiệp.

Tổng số ngày thực hiện để bán được sản phẩm.

Thông thường để bán được sản phẩm không chỉ phụ thuộc vào sự khéo léo của doanh nghiệp mà còn phụ thuộc vào nhu cầu thực tế của khách hàng. Để bán được một sản phẩm ra ngoài thị trường đòi hỏi nhân viên phải có sự chuẩn bị kỹ càng khi tiếp xúc với khách hàng để tránh tối thiểu những tình huống khó xử nhất khi khách hàng đặc ra câu hỏi, chỉ một sơ xuất nhỏ cũng có thể làm mất đi một phần doanh thu về công ty. Chính vì vậy việc xác định ngày bán sản phẩm còn phụ thuộc vào yếu tố từ khách hàng. Doanh nghiệp chỉ tính được xác xuất mua hàng từ khách hàng sau khi giới thiệu sản phẩm. Việc thúc đẩy trong quá trình bán sản phẩm cũng là nhân tố quan trọng trong việc thúc đẩy mua hàng.

Hệ thống chỉ tiêu đánh giá vị thế của doanh nghiệp. ∑ lợi nhuận DN = ∑chi phí KD - ∑ doanh thu DN

Ngày nay với việc thúc đẩy kinh tế ngày càng lớn mạnh, để khẳng định bản thân doanh nghiệp đang nằm tại vị trí nào trong thị trường phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau như:

a, Hệ thống nhân sự.

Việc sử dụng lực lượng lao động trong quá trình kinh doanh và ra lợi nhuận cho doanh nghiệp, với tốc độ phát triển của nền kinh tế hiện nay, việc đòi hỏi một lực lượng lao động phải tinh nhuệ, nắm bắt nhanh thị yếu của thị trường. Điều đó càng chứng tỏ họ chính là lực lượng nòng cốt trong việc thúc đẩy cho việc nâng cao hiệu quả kinh doanh cho doanh nghiệp.

b, Chỉ tiêu phát triển doanh nghiệp.

Càng ngày yếu tố quản trị càng đóng vai trò quan trọng trong việc kinh doanh của doanh nghiệp, để tồn tại trước hết doanh nghiệp phải chiến thắng trong việc cạnh tranh, tạo ra lợi thế trong chất lượng sản phẩm, sự khác biệt sản phẩm.

Đội ngũ lãnh đạo luôn luôn dựa theo tài năng vốn có của mình để điều khiển doanh nghiệp làm cho doanh nghiệp phát triển mạnh mẽ về mọi mặt.

Việc xử lý thông tin nội bộ với nhau cũng được liên kết chặt chẽ, các thông tin doanh nghiệp cũng được coi là hàng hoá, các thông tin như giá cả sản phẩm, thông tin khách hàng, đối thủ cạnh tranh cần nắm rõ ràng, nhất là những thay đổi của chính sách nhà nước, thông tin càng chính xác việc tránh rủi ro càng cao.

Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh.

a, Chỉ tiêu về sản lượng.

Là một trong những nhân tố đánh giá chất lượng của kết quả kinh doanh, bằng cách so sánh kết quả kinh doanh của năm này với kết quả kinh doanh của năm trước từ đó có cơ sở xem xét về mặt tổng giá trị sản lượng, chi phí kinh doanh, doanh thu và lợi nhuận của kỳ thực hiện so với dự định mục tiêu đề ra. Doanh thu tăng hay giảm, giá trị tổng sản lượng có giảm được chi phí hay không? Lợi nhuận năm này so với năm trước là bao nhiêu? các thông số sẽ phản ánh được việc kinh doanh hiệu qủa hay không hiệu quả.

b, Lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận.

* Lợi nhuận: Do có sự chênh lệch giữa giá trị hàng hoá và chi phí sản xuất tư

Một phần của tài liệu giải pháp kinh doanh cho Cty TNHH HỒNG HỮU.doc (Trang 31 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(62 trang)
w