Hệ thống các chính sách thuế về bất động sản được sử dụng như cơng cụ điều tiết các hoạt động của thị trường bất động sản, giúp nhà nước quản lý thị trường, kích thích việc sử dụng đất hiệu quả, hạn chế các tác động tiêu cực và tạo nguồn thu cho ngân sách nhà nước. Tuy nhiên, thực trạng chung của thị trường bất động sản TP.HCM trong giai đoạn hiện nay như đã phân tích trong chương 2 cịn nhiều khiếm khuyết như : thị trường giao dịch phi chính thức hoạt động mạnh, các giao dịch về bất động sản khơng qua cơ quan quản lý nhà nước chiếm tỷ trọng lớn; tình trạng sử dụng đất kém hiệu quả, lãng phí, khơng phát huy được giá trị gia tăng của đất; đầu cơ đất gia tăng, đẩy giá đất lên quá cao so với giá trị thật, tác động lớn đến các hoạt động sản xuất kinh doanh; thất thu thuế cho ngân sách nhà nước.
Vì vậy trong giai đoạn hiện nay, chính sách thuế cần phải được sửa đổi, bổ sung sau cho đồng bộ với các chính sách về đất đai nhằm thực hiện chức năng quản lý chặt chẽ đất đai và các giao dịch trên thị trường bất động sản. Hệ thống thuế phải kích thích việc sử dụng đất đai cĩ hiệu quả, đảm bảo sự cơng bằng, bình đẳng và khuyến khích được tất cả các thành phần kinh tế tham gia vào thị trường bất động sản. Hệ thống thuế phải thể hiện là cơng cụ chống các hoạt động đầu cơ, giao dịch bất hợp pháp, điều tiết cung cầu hàng hĩa bất động sản, đưa đất đai về đúng vị trí của nĩ là để ở, sản xuất, kinh doanh.
Tuy nhiên, chính sách thuế về bất động sản trong thời gian tới khơng nên đặt nặng tăng thu từ bất động sản, cần ổn định và tăng cường sự quản lý của nhà nước đối với thị trường này. Một khi thị trường bất động sản phát
triển ổn định và bền vững sẽ kéo theo sự phát triển chung của nền kinh tế. Và vì vậy, ngân sách nhà nước sẽ thu từ các nguồn khác do hoạt động hiệu quả của thị trường bất động sản mang lại như thu từ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ …