- Pháp lệnh về ngân hàng nhà nước và ngân hàng thương mại, hợp tác xã tín
2.1.3. Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu – Chi nhánh Hải Phòng
nhánh Hải Phòng
Tổ chức bộ máy quản lý là một vấn đề hết sức quan trọng trong quá trình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu – Chi nhánh Hải Phòng. Ngân hàng có đội ngũ cán bộ năng động, có trình độ chuyên môn, có kinh nghiệm lâu năm trong công tác tổ chức sản xuất kinh doanh phù hợp với xu hướng phát triển của nền kinh tế thị trường. Bộ mấy quản lý chặt chẽ, có nhiều kinh nghiệm với trình độ chuyên môn cao, tạo điều kiện thúc đẩy sự phát triển của Ngân hàng.
Hiện nay, mô hình cơ cấu tổ chức của Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu- Chi nhánh Hải Phòng được thực hiện theo cơ cấu trực tuyến - chức năng. Các bộ phận được hình thành theo chức chuyên môn về các lĩnh vực như: tư vấn khách hàng là cá nhân, tư vấn khách hàng là doanh nghiệp, tín dụng, tài chính… qua đó tạo điều kiện phát huy tối đa năng lực chuyên môn của các bộ phận chức năng và đảm bảo quyền chỉ huy của hệ thống trực tuyến qua đó công việc được thực dễ dàng.
Thực hiện theo mô hình cơ cấu tổ chức, quản lý này thì người lãnh đạo được sự quan tâm giúp đỡ của các phòng ban chức năng trong việc tìm ra những giải pháp tốt nhất với những vấn đề phức tạp. Tuy nhiên, quyền quyết định cuối cùng vẫn thuộc về người lãnh đạo cao nhất của Ngân hàng.
Sinh viên: Đinh Thị Lân – Lớp: QT1003N 39
Sơ đồ 4: Sơ đồ tổ chức của Ngân hàng Á Châu- chi nhánh Hải Phòng
Ban Giám đốc P. KHCN P. KHDN P. Hành chính kế toán BP Giao dịch ngân quỹ KSV Giao dịch/KSV vàng Ngân quỹ BP DVKH BP tín dụng cá nhân Nhóm PFC BP DVKH KSV Giao dịch BP Thanh toán quốc tế BP Tín dụng DN BP Hành chính BP Kế toán
Sinh viên: Đinh Thị Lân – Lớp: QT1003N 40
.Chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận, phòng ban trong cơ cấu tổ chức của Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu – Chi nhánh Hải Phòng
- Ban Giám đốc: Gồm một giám đốc, một phó giám đốc.
+) Đây là trung tâm quản lý của cả chi nhánh. Hướng dẫn chỉ đạo thực hiện đúng chức năng nhiệm vụ, phạm vi nhiệm vụ của cấp trên giao.
+) Quyết định những vấn đề liên quan đến tổ chức, bãi nhiệm kỉ luật và khen thưởng cán bộ công nhân viên của đơn vị.
+) Đại diện chi nhánh kí hợp đồng với khách hàng.
+) Nơi xét duyệt, thiết lập các chính sách và đề ra chiến lược phát triển kinh doanh, đồng thời chụi trách nhiệm về hoạt dộng kinhd oanh của chi nhánh.
+) Xử lý hoặc kiến nghị các cấp có thẩm quyền xử lý các tổ chức hoặc cá nhân vi phạm chế độ tiền tệ, tín dụng của chi nhánh.
- Bộ phận KHCN, bao gồm:
+) Bộ phận giao dịch ngân quỹ, có chức năng giao dịch nội tệ, ngoại tệ, vàng đối với khách hàng là cá nhân.
+) Bộ phận dịch vụ khách hàng, có chức năng tư vấn cho khách hàng là cá nhân. Giải quyết những vấn đề, những thắc mắc mà khách hàng không hiểu hay chưa hiểu rõ.
+) Bộ phận tín dụng cá nhân: Có chức năng cho vay tín dụng đối với những khách hàng là cá nhân
- Phòng khách hàng doanh nghiệp: Có Chức năng tư vấn tài chính cho các tổ chức kinh tế, các công ty có nhu cầu vay vốn.
- Phòng hành chính kế toán: Gồm một trưởng phòng, một phó phòng và các kế toán giao dịch: chuyển tiền , thủ quỹ.
+) Bộ phận hành chính: Thực hiện nhiệm vụ soạn thảo các văn bản về nội quy cơ quan, chế độ thời gian làm việc, thực hiện các chế độ an toàn lao động, quy định phân phối quỹ lương, xây dưng chương trình nội dung thi đua nhằm
Sinh viên: Đinh Thị Lân – Lớp: QT1003N 41 nâng cao năng suất lao động. Tham mưu cho ban giám đốc trong công tác quy hoạch đào tạo cán bộ của chi nhánh, đề xuất các vấn đề có liên quan đến nhân sự của chi nhánh. Ngoài ra còn thực hiện công tác mua sắm tài sản và công cụ hoạt động kinh doanh của chi nhánh, quản lý tài sản, đảm bảo trang thiết bị, dụng cụ làm việc và chăm lo cho cán bộ công nhân viên.
+) Bộ phận kế toán: Thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến thanh toán thu chi theo yêu cầu của khách hàng, hạch toán chuyển khoản giữa ngân hàng và khách hàng, giữa ngân hàng với nhau. Hàng ngày còn làm nhiệm vụ kết toán các khoản thu chi để xác định lượng vốn hoạt động.