Nâng cao công tác đào tạo nguồn nhân lực của Chi nhánh

Một phần của tài liệu Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực tại Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu - Chi nhánh Hải Phòng.pdf (Trang 75 - 78)

- Ngân hàn gÁ Châu – Chi nhánh Hải Phòng luôn đưa ra những chính sách

3.2.2.Nâng cao công tác đào tạo nguồn nhân lực của Chi nhánh

Cơ sở của biện pháp

Đào tạo nâng cao chất lượng không chỉ quan trọng đối với người lao động mà còn rất quan trọng đối với cán bộ quản lý. Việc đào tạo được tiến hành thường sẽ giúp cho nhân viên không bị tụt hậu so với sự phát triển của xã hội.

Đồng thời để đáp ứng với nhu cầu nhân lực có trình độ cao phù hợp với công nghệ mới, để đáp ứng được nhu cầu của công việc thì ngay bây giờ Chi

Sinh viên: Đinh Thị Lân – Lớp: QT1003N 76 nhánh phải tiến hành công tác đào tạo và đào tạo lại một số cán bộ, nhân viên tuổi còn trẻ, năng lực còn hạn chế của Chi nhánh.

Mục tiêu của biện pháp

- Khắc phục những tồn tại trong công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ của Chi nhánh.

- Là tiền đề cho việc xây dựng chính sách đào tạo dài hạn, phục vụ cho công tác phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, trình độ chuyên môn tốt và cung cấp nguồn cán bộ cho các vi trí chủ chốt trong tương lai.

- Giải pháp được đưa ra nhằm cung cấp cho nhà quản lý nhân lực có được cái nhìn sâu sắc hơn nữa trong công tác quản lý nhân lực, nhìn thấy tầm quan trọng của công tác đào tạo và bồi dưỡng cán bộ.

Nội dung của biện pháp

+) Đào tạo cán bộ quản lý

Nhân viên quản lý, điều hành của chi nhánh cũng được chú trọng đào tạo chuyên sâu về quản trị chiến lược, quản trị marketing, quản lý rủi ro, quản lý chất lượng, v.v. Ngân hàng cũng khuyến khích và thúc đẩy sự chia sẻ kỹ năng, tri thức giữa các thành viên trong Ngân hàng trên tinh thần một tổ chức không ngừng học tập để chuẩn bị tạo nền tảng cho sự phát triển liên tục và bền vững.

Để thực hiện tốt công tác quản lý, loại công việc phức tạp bậc cao cần đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý đồng bộ cả về số lượng và có trình độ cao. Để làm được điều này Ngân hàng phải làm tốt một số giải pháp sau:

Thứ nhất: Phải tổ chức hệ thống đào tạo rộng lớn, khoa học, đầu tư cho việc đào tạo dưới mọi hình thức. Đào tạo một cách căng thẳng về thời gian theo một cơ cấu kiến thức và cách thức hợp lý. Chi nhánh cần tiến hành cho cán bộ quản lý đi học tại các trung tâm chuyên đào tạo về quản lý chất lượng cao.

Thứ hai: Phải có chương trình, cơ cấu kiến thức đào tạo phù hợp cho từng loại cán bộ quản lý. Theo kinh nghiệm của các tập đoàn kinh tế lớn và các Ngân

Sinh viên: Đinh Thị Lân – Lớp: QT1003N 77 hàng lớn trên thế giới, đào tạo bồi dưỡng cán bộ càng cao thì tỷ lệ kiến thức về kinh tế quản lý càng cao.

Thứ ba: Khi đào tạo cán bộ quản lý, cần tuyển chọn những người có trí thông minh, có năng khiếu tư duy phức tạp và tư duy quản lý. Vì quản lý đã trở thành một lĩnh vực chuyên ngành khoa học, trên thực tế nó đã trở thành một nghề. Nghề quản lý có những đặc điểm nổi bật và những đòi hỏi riêng đối với người thực hiện. Do đó, những cán bộ được tuyển chọn để đào tạo trở thành cán bộ quản lý cần có những tiêu chuẩn cơ bản sau:

- Người có xu hướng, định hướng về quyền lực, về quản lý kinh tế.

- Người có năng khiếu bẩm sinh về điều khiển người khác, hợp tác với người khác

- Người có khả năng tư duy tổng hợp, tư duy nhân quả liên hoàn, có khả năng phát hiện nhanh và giải quyết dứt điểm vấn đề trọng yếu. Chi nhánh cần có các biện pháp để phát hiện và lực chọn những người có phẩm chất và tư duy như vậy để tiến hành đào tạo. Có như vậy việc đào tạo mới có hiệu quả và Ngân hàng mới có được những cán bộ quản lý tài năng.

Thứ tư: Đào tạo cán bộ quản lý phải theo hình thức riêng mang tính đặc thù và thích hợp, cụ thể là:

- Cung cấp các kiến thức cơ bản về kinh tế, về quản lý qua các bài giảng. - Thảo luận theo các cách khác nhau như : thảo luận theo nhóm, thảo luận theo kiểu “ bàn tròn” , thảo luận theo kiểu “tấn công trí não” . Nhằm giúp cho các học viên có tư duy sắc bén, có cách nhìn vấn đề từ nhiều góc độ khác nhau.Biết cách lật ngược vấn đề, hiểu vấn đề một cách sâu sắc và toàn diện, từ đó đưa ra cách gải quyết một cách triệt để và hiệu quả.

- Xây dựng, phân tích và xử lý các tình huống điển hình trong quản lý. - Sử dụng các phương pháp mô phỏng (hài kịch, trò chơi quản lý)

Sinh viên: Đinh Thị Lân – Lớp: QT1003N 78 - Đào tạo thông qua việc tập dượt, xây dựng các đề án cải tiến phương thức quản lý.

+) Đào tạo nhân viên

Một phần của tài liệu Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực tại Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu - Chi nhánh Hải Phòng.pdf (Trang 75 - 78)