Các chính sách về thuế, tài chính, hải quan

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nhựa việt nam tại thành phố hồ chí minh.pdf (Trang 43 - 46)

Sự ra đời của luật thuế giá trị gia tăng (GTGT) và luật thuế thu nhập doanh nghiệp (được thực thi từđầu năm 1999). Luật thuế GTGT đã khắc phục tình trạng

đánh thuế trùng. Nhưng hiện tại các doanh nghiệp ngành nhựa đều có kiến nghị đề

nghị Chính phủ xét giảm 50% mức thuế suất thuế VAT cho các sản phẩm nhựa; bỏ phụ thu 5% đối với nguyên liệu nhựa nhập khẩu.

Năm 1990, Nhà nước thực hiện thí điểm trao quyền quản lý và sử dụng vốn, trách nhiệm bảo toàn vốn cho DNNN. Năm 1991, mở rộng việc giao vốn nhà nước và quy định trách nhiệm bảo toàn vốn của doanh nghiệp. Sau khi luật DNNN được công bố. Chính phủđã có nghị định số 59/CP ngày 3/10/1996 (được sửa đổi bổ sung bằng nghịđịnh số 27/1999/NĐ-CP ngày 20/4/1999) ban hành quy chế quản lý tài chính và hạch toán kinh doanh đối với DNNN nhằm thay đổi về

chất trong quản lý tài chính và hạch toán kinh doanh đối với doanh nghiệp. Đó là Nhà nước chuyển hình thức cấp vốn (vốn cố định và vốn lưu động) cho từng doanh nghiệp sang hình thức xác định vốn điều lệ cho doanh nghiệp. DNNN được

quyền sử dụng vốn, quỹ và thay đổi cơ cấu vốn, tài sản để phục vụ phát triển kinh doanh theo nguyên tắc hiệu quả, bảo toàn và phát triển vốn, được quyền sử dụng vốn, tài sản thuộc sở hữu của mình đầu tư ra ngoài doanh nghiệp (kể cả doanh nghiệp không thuộc sở hữu nhà nước); được quyền huy động vốn dưới các hình thức: phát hành trái phiếu, cổ phiếu, vay vốn, nhận vốn, góp vốn liên kết với các hình thức khác nhưng không làm thay đổi hình thức sở hữu của doanh nghiệp.

Cơ chế chính sách trong quản lý chuyên ngành: Tổng Công ty Nhựa Việt Nam được giao nhiệm vụ quản lý toàn ngành song trong thời gian qua nhiều doanh nghiệp mới ra đời, Tổng Công ty không được tham gia đóng góp ý kiến và do vậy không nắm bắt được sự tồn tại và phát triển của nhiều doanh nghiệp trong ngành, hạn chế chức năng quản lý, khó khăn trong đề xuất ý kiến giải quyết các vấn đề thuộc ngành.

Các doanh nghiệp trong ngành thuộc nhiều thành phần kinh tế (nhà nước, tư nhân, liên doanh, nước ngoài) do nhiều cơ quan chủ quản (trung ương, địa phương) quản lý nên định hướng, quy hoạch và quản lý toàn ngành còn chưa thống nhật dẫn đến sự phát triển tự phát. Khi thực hiện các luật công ty, luật doanh nghiệp tư nhân, cơ sở sản xuất kinh doanh nào cũng cảm thấy mình bị thua thiệt. Việc tiến tới đồng nhất hóa hai bộ luật này thành một bộ luật doanh nghiệp là cần thiết tạo ra một sân chơi chung trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh.

Việc thu thập các số liệu thống kê chính xác làm cơ sở khoa học cho công tác hoạch định đầu tư rất khó khăn và thiếu tin cậy vì không có đầu mối cho thống kê cũng như thông tin từ các nhà sản xuất không đầy đủ dẫn đến việc diầu tư trùng lắp, lãng phí vốn.

* Về tổ chức quản lý:

- Tổ chức hiệp hội: Hiệp hội nhựa Việt Nam được thành lập theo quyết định số 1713QĐ/TCCB ngày 7/10/1997 của Bộ Công nghiệp. Mục tiêu của Hiệp hội là bảo vệ và hỗ trợ lợi ích của các doanh nghiệp nhựa, góp phần chấp hành pháp luật và phát triển kinh tế xã hội của đất nước, thúc đẩu hợp tác, quan hệ quốc tế, thương mại và khoa học công nghệ giữa Việt Nam và các nước nhất là các nước trong khu vực trên cơ sở bình đẳng và cùng có lợi

- Hiệp hội nhựa Việt Nam đến nay đã có 294 Hội viên trong đó 80% số Hội viên là các thành phần ngoài quốc doanh.

Bên cạnh đó còn Hiệp hội nhựa của các thành phố cũng hoạt động rất mạnh và tích cực như hiệp hội nhựa TP.HCM thu hút 800 doanh nghiệp nhựa và cao su chế biến tham gia hội đoàn, trong đó 200 là doanh nghiệp liên doanh và 100% vốn nước ngoài. Hiện tại Hiệp hội nhựa Hà Nội cũng đang xúc tiến thành lập.

Thực tiễn hoạt động của Hiệp hội nhựa Việt Nam trong thời gian qua cho thấy còn không ít lúng túng với hiệu quả hạn chế, có những đơn vị thành viên cho rằng việc tham gia Hiệp hội chưa mang đến hiệu quả thiết thực. Một thực trạng

đáng quan tâm là Hiệp hội hoạt động chưa đúng vai trò, tính chất của tổ chức xã hội – nghề nghiệp (phi chính phủ, phi lợi nhuận), đôi khi lẫn với loại hình tổ chức liên kết, hợp tác kinh doanh (tập trung vốn và lao động)

Tổ chức hoạt động của Tổng Công ty nhựa Việt Nam: Tổng Công ty nhựa Việt Nam là Tổng Công ty được thành lập theo quyết định số 1189/QĐ-TCCB ngày 7/5/1996 của Bộ Công nghiệp. Tổng Công ty có chức năng xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư, sản xuất tiêu thụ sản phẩm, xuất nhập khẩu nguyên liệu, thiết bị, phụ tùng, sản phẩm nhựa và các hàng hóa khác liên quan đến ngành nhựa; liên doanh liên kết với các tổ chức kinh tế

trong và ngoài nước, nghiên cứu ứng dụng công nghệ và kỹ thuật tiên tiến, tổ chức

đào tạo bồi dưỡng cán bộ quản lý, công nhân kỹ thuật, tiến hành các hoạt động kinh doanh khác theo quy định của Pháp luật. Tổng Công ty hiện có 14 đơn vị

thành viên (trong đó 4 đơn vị hạch tóan phụ thuộc, 9 doanh nghiệp hạch tóan độc lập và 1 đơn vị hành chính sự nghiệp). Ngoài ra Tổng Công ty có vốn góp vào 3 liên doanh.

Tuy nhiên, hiện nay Tổng Công ty nhựa chưa thực sự là một thực thể kinh tế thống nhất, chưa phát huy được sức mạnh tổng hợp toàn tổng công ty, chưa khắc phục tình trạng hoạt động rời rạc của các doanh nghiệp thành viên bằng cơ

chế tổ chức và điều hành, nhất là cơ chế tổ chức và điều hành tài chính và nhân sự

Chương 3:

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP NHỰA VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nhựa việt nam tại thành phố hồ chí minh.pdf (Trang 43 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)