Chính sách hỗ trợ vốn nhằm đổi mới thiết bị công nghệ

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nhựa việt nam tại thành phố hồ chí minh.pdf (Trang 68 - 70)

- Nên thành lập các quỹđầu tư phát triển hỗ trợ cho các doanh nghiệp được vay vốn. Nhà nước nên có chính sách cho vay ưu đãi cho công tác thay đổi công nghệ, thiết bị máy móc và nghiên cứu sản phẩm mới ở các doanh nghiệp nhựa Việt Nam.

- Nhà nước nên xây dựng các nhà máy chế tạo thiết bị cho ngành nhựa quy mô lớn có khả năng chế tạo các thiết bị trong nước, ứng dụng công nghệ mới để

thực hiện kiểm soát chất lượng quá trình và tăng năng suất lao động nhằm thực hiện chưong trình nâng cấp, hiện đại hóa ngành nhựa.

- Nhà nước nên có chính sách tăng thời gian khấu hao cơ bản lên nhằm khuyến khích đầu tư dài hạn phát triển của các doanh nghiệp nhựa đồng thời cũng nhằm làm giảm giá thành sản phẩm góp phần tăng khả năng cạnh tranh. Kiến nghị

tăng khấu hao cơ bản lên là 12-15 năm.

- Nhà nước tăng cường quản lý sự phát triển công nghệ trên cơ sở khuyến khích nâng cao hàm lượng công nghệ hiện có. Có bộ phận hướng dẫn doanh nghiệp chọn lựa công nghệ mới.

- Nhà nước cần hỗ trợ cho doanh nghiệp về vốn để nghiên cứu và phát triển.

- Tạo một mạng truyền thông tin nhanh chóng giữa nhà nước với doanh nghiệp để các chính sách của nhà nước đến tay doanh nghiệp dễ dàng và kịp thời.

- Có chếđộ khen thưởng những doanh nghiệp làm ăn hiệu quả, cho phá sản những doanh nghiệp kém hiệu quả.

* Đối với sản xuất cơ khí khuôn mẫu:

- Các dự án đầu tư cho sản xuất khuôn mẫu ngành nhựa cũng cần được ưu tiên đầu tư như đối với sản xuất nguyên liệu vì đây cũng là cơ sở hạ tầng cho ngành nhựa. Thu hút vốn liên doanh vào lĩnh vực này.

- Sản xuất cơ khí khuôn cho ngành nhựa cần được hưởng vay vốn ưu đãi nhưđối với ngành cơ khí; vay tín dụng ưu đãi với lãi suất 3% thời gian 12 năm, ân hạn 5 năm (theo quyết định số QĐ 67/2000 Bộ Công nghiệp).

- Đối với các dự án sản xuất sản phẩm tiêu dùng và phục vụ các ngành công nghiệp khác có thể sử dụng các hình thức huy động vốn như vốn cổ phần, vốn vay hoặc hỗ trợ từ các đối tác (vốn góp bằng hiện vật, máy móc thiết bị,…).

- Đối với các dự án sản xuất sản phẩm xuất khẩu được phép sử dụng vốn từ

Quỹ hỗ trợ phát triển và được hưởng ưu đãi đầu tư.

- Tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong nước vay ưu đãi đầu tư và vay vốn lưu động phục vụ sản xuất kinh doanh.

- Điều chỉnh thời hạn vay vốn đầu tư 7-10 năm đối với các doanh nghiệp trong ngành để có điều kiện hoàn trả vốn vay.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nhựa việt nam tại thành phố hồ chí minh.pdf (Trang 68 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)