Một số giải pháp phát triển nguồn nguyên liệu

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nhựa việt nam tại thành phố hồ chí minh.pdf (Trang 63 - 65)

Hiện nay ngành nhựa Việt Nam mới chỉ đáp ứng được một phần nhỏ

nguyên liệu phục vụ cho ngành, còn lại phải nhập khẩu của nước ngoài. Với nguồn nguyên liệu phải nhập khẩu chiếm tới 90% thì ngành nhựa thực sự là phát triển rất bấp bênh, không có tính bền vững, rủi ro lớn. Để thực sự trở thành một ngành kinh tế mạnh trong nền kinh tế, ngành nhựa cần phát triển nguồn nguyên liệu cho mình.

nhiều ngành có liên quan đặc biệt là ngành dầu khí và hóa chất. Công nghiệp hóa dầu Việt Nam đầy triển vọng trên cơ sở công nghiệp dầu khí không ngừng gia tăng. Chính vì vậy, chiến lược sản xuất nguyên liệu nhựa tại Việt Nam là có cơ sở. Song khả năng tài chính thực thi thì hạn chế. Đây là một thách thức đối với ngành nhựa vì không đủ vốn đầu tư xây dựng nhà máy và một loạt các vấn đề khác như

thuế, môi trường, …

Tuy nhiên, tất cả các thách thức này có thể tạo cơ hội phát triển nhanh hơn khi có sự hỗ trợ từ Chính phủ và liên kết sản xuất liên ngành các Tổng Công ty Dầu khí Việt Nam, Tổng Công ty Hóa Chất Việt Nam và Tổng Công ty Nhựa Việt Nam. Ngành nhựa Việt Nam nói chung và ngành nhựa TP Hồ Chí Minh nói riêng cần phải xây dựng các nhà máy sản xuất nguyên liệu nhựa trong nước. Mặt khác, phải liên kết với các công ty nước ngoài nhằm tận dụng trình độ khoa học công nghệ, kỹ thuật sản xuất cũng như kinh nghiệm quản lý của họ.

* Cần xây dựng một số xí nghiệp sản xuất nguyên liệu:

Hiện nay, hàng năm ngành nhựa Việt Nam nhập khẩu hàng chục loại nhựa khác nhau, nhưng chủ yếu là nhựa PVC, nhựa PP, PE, PS, nhựa Melamin, nhựa Phenol, nhựa Acrylic, nhựa ABS, EVA, …Hóa chất như dầu DOP, TDI, MDI, PPG, PEG, các loại dung môi hữu cơ, keo dán, mực in, chất mầu, …Các loại bán thành phẩm như màng BOPP, OPP, …Các loại phụ gia như chất độn và các hóa chất chuyên dùng khác. Về số lượng hàng năm gia tăng rất nhanh. Để đáp ứng

được yêu cầu trên thì phải xây dựng hàng chục nhà máy, điều này không thể thực hiện ngay. Vì vậy, trong 10 năm từ nay đến 2015, chúng ta cần phải xây dựng các nhà máy sản xuất một số nguyên liệu cho ngành mà tập trung chủ yếu vào 4 loại nguyên liệu là: PVC, PE, PP và PS. Và cũng chỉ đáp ứng một phần nhu cầu trong nước. Cụ thể tới năm 2005 phải đáp ứng được 30% nhu cầu trong nước tức là 700.000 tấn và tới 2015 đáp ứng được 70% nhu cầu tức 5.880.000 tấn

Để có những sản phẩm cho ngành nhựa, ngành hóa dầu phải đi từ hai loại nguyên liệu chính là naphta và khí (metal, etan, LPG, …). Do đó, để sớm đáp ứng

được những nhu cầu thiết yếu của nền kinh tế quốc dân trong đó có ngành nhựa thì ngành hóa dầu nên thực hiện song song hai phương hướng phát triển trong thời gian tới:

- Trên cơ sở khai thác khí của ngành công nghiệp hóa dầu cần phải xây dựng các nhà máy tách khí e tan để từđó xây dựng các nhà máy sản xuất etylen, propylene, … là những loại nguyên liệu trong việc sản xuất các nguyên liệu như

PE, PP, PVC, ...

- Mặt khác, trên cơ sở nhu cầu bức thiết của ngành nhựa, chúng ta không nên chờ đến khi có sản phẩm hóa dầu của Việt Nam mà nên có kế hoạch đón đầu

bằng cách nhập nguyên liệu trung gian để sản xuất một số nguyên liệu thiết yếu như nhựa PVC, PE, PS, hóa dẻo DOP.

* Cần liên kết với các công ty nước ngoài:

- Nhà nước cần tạo môi trường kinh doanh và đầu tư tại Việt Nam có thể đảm bảo được sự cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng cho các doanh nghiệp trong tiến trình hội nhập khu vực và thế giới.

- Phải lôi kéo cho được sự đầu tư của các tập đoàn dầu khí đa quốc gia và xuyên quốc gia ngành nhựa lớn trên thế giới như: Exxon Mobil, Shell, BP-Amoco, Formosa, Dow-UCC, Petronas, …

Hiện tại, các nước trong khu vực đã thu hút đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực sản xuất nguyên liệu nhựa như Trung Quốc, Thái Lan, Malaysia, Hàn Quốc, … trên cơ sở tạo ra lợi thế cạnh tranh cho đầu tư quy mô lớn, công nghệ hiện đại. Tuy nhiên, theo thống kê của Liên đoàn nhựa các nước ASEAN, sản xuất nguyên liệu nhựa cho nhu cầu của khu vực Châu Á – Thái Bình Dương hiện nay, cung chỉ đáp

ứng được 80% cho cầu. Đây chính là cơ hội cho việc đầu tư sản xuất nguyên liệu nhựa tại Việt Nam không chỉ nhằm đáp ứng cho nhu cầu nội địa mà cả cho xuất khẩu.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nhựa việt nam tại thành phố hồ chí minh.pdf (Trang 63 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)