0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (74 trang)

Đối với thị trường xuất khẩ u

Một phần của tài liệu MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP NHỰA VIỆT NAM TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH.PDF (Trang 57 -57 )

- Trước tiên, duy trì và mở rộng thị trường truyền thống đồng thời không ngừng phát triển và tìm kiếm thị trường mới ở nước ngoài để đẩy mạnh xuất khẩu. Tăng cường công tác tiếp thị, nắm bắt thông tin, tiếp cận với các bạn hàng trực tiếp, giảm dần các khâu trung gian nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.

- Thứ hai, cải tiến hệ thống phân phối tiêu thụ sản phẩm xuất khẩu ở các thị

trường, mục tiêu ở nước ngoài. Hệ thống này phải được các doanh nghiệp nhựa Việt Nam và các doanh nghiệp nước ngoài liên kết thực hiện với mục tiêu là phân phối theo nhu cầu của thị trường mục tiêu, phân phối linh hoạt, tính cạnh tranh cao, cung cấp hàng hóa đa dạng, phong phú. Tuy nhiên, trong thực tế, hệ thống này chỉ thực sự phát huy tác dụng khi nước ta trở thành thành viên của WTO.

- Thứ ba, các doanh nghiệp nhựa Việt Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh phải biết tận dụng các chương trình xúc tiến thương mại của nhà nước trong các chuyến đi khảo sát thị trường, mở phòng trưng bày, website, tham quan triển lãm hội chợđể phát triển thị trường xuất khẩu.

Đối với các nhóm sản phẩm, ngoài mục tiêu ngắn hạn là giữ vững thị phần trong nước và thay thế nhập khẩu, còn nhằm mục đích lâu dài là cạnh tranh trên thị

trường nước ngoài. Đối với sản phẩm hiện nay đã có thị trường xuất khẩu như: Túi siêu thị, áo mưa, bình xịt, giày dép nhựa giả da, bao bì, nhựa gia dụng, …cần củng cố và duy trì ổn định, đồng thời quan hệ thêm với các khách hàng nước ngoài để

mở rộng thị trường tiêu thụ, bên cạnh đó cần nghiên cứu nhu cầu và thị hiếu của thị trường nước ngoài để sản xuất sản phẩm mới đáp ứng theo yêu cầu

Ngoài ra, xây dựng các bước tiếp cận, xâm nhập và chiếm lĩnh đối với từng thị trường. Có các giải pháp cạnh tranh (về giá cả, chất lượng, phương thức thanh toán, chủng loại mặt hàng, …). Nâng cao sức cạnh tranh là điều kiện tiên quyết để

phát triển nhanh công nghiệp nhựa và hội nhập quốc tế có hiệu quả. Ngoài ra, cần tăng khả năng tiếp thị, các dịch vụ hậu mãi sau bán hàng đồng thời thiết lập các liên kết thích hợp với những tập đoàn sản xuất lớn trên thế giới.

Một phần của tài liệu MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP NHỰA VIỆT NAM TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH.PDF (Trang 57 -57 )

×