Tình hình hoạt động của ngành dệt may Việt Nam trong thời gian qua

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may vào thị trường Mỹ.pdf (Trang 26)

2.1.1.1. Tình hình xuất khẩu của ngành dệt may Việt Nam thời gian qua

Sự kiện Hiệp định về hợp tác sản xuất và xuất khẩu hàng dệt may giữa chính phủ Việt Nam và Liên Xơ ( cũ) được ký kết ngày 19/5/1987 đánh dấu bước đi đầu tiên của ngành dệt may Việt Nam, sau ngày đất nước hồn tồn thống nhất, theo hướng sản xuất hướng về xuất khẩu. Thị trường xuất khẩu của ngành dệt may Việt Nam trong những ngày đầu là các nước Đơng Aâu thành viên của Hội đồng Tương trợ Kinh tế .

Ngày 15/12/1992, Hiệp định buơn bán hàng Dệt May giữa Việt Nam và EU được ký kết tạo thời cơ mới cho ngành dệt may Việt Nam phát triển. Ngay sau ngày hiệp định cĩ hiệu lực, ngày 1/1/1993, xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam đã tăng lên nhanh chĩng. Hàng dệt may trở thành nhĩm hàng cĩ kim ngạch xuất khẩu đứng thứ hai sau xuất khẩu dầu thơ vào năm 1995 và là mặt hàng cĩ kim ngạch xuất khẩu đứng đầu vào năm 1998.

Từ bảng 2.1 ( trang bên), chúng ta thấy giá trị xuất khẩu sản phẩm dệt may trong giai đoạn 1990 – 1992 cịn rất nhỏ bé. Kể từ năm 1993 cho đến nay, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may đã liên tục tăng trưởng với tốc độ cao. Trong khi mức tăng trưởng xuất khẩu bình quân của tất cả các ngành chỉ đạt 21,77 %/ năm thì kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may tăng trưởng với tốc độ trung bình 34,58 %/

năm. Điều đĩ cho thấy so với tăng trưởng xuất khẩu bình quân của tất cả các ngành bao gồm từ dầu thơ, gốm sứ cho đến điện tử thì tăng trưởng xuất khẩu của ngành dệt may quả là sự phát triển vượt bậc và đáng khâm phục, đưa ngành dệt may trở thành ngành mũi nhọn và là ngành đĩng gĩp to lớn cho nền kinh tế quốc dân.

Tương tự như giá trị xuất khẩu hàng dệt may, tỷ trọng của kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hĩa cũng liên tục tăng trưởng và chiếm tỷ trọng ngày càng cao. Nếu như năm 1990, tỷ trọng hàng dệt may xuất khẩu mới chỉ chiếm khiêm tốn cĩ 5,38% thì tới năm 2004, với kim ngạch xuất khẩu ước tính là 4,25 tỷ USD, tỷ trọng hàng dệt may xuất khẩu đã chiếm tới xấp xỉ 19% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hĩa của cả nước. Điều đĩ chứng tỏ xuất khẩu ngành dệt may giữ vị trí và vai trị ngày càng quan trọng trong xuất khẩu hàng hĩa Việt Nam nĩi riêng và nền kinh tế nĩi chung.

Những năm 1997 -1998 do khủng hoảng tài chính khu vực, tốc độ tăng trưởng xuất khẩu cĩ chậm lại. Nguyên nhân là đồng nội tệ của nhiều nước xuất khẩu dệt may khác trong khu vực như Thái lan, Inđơnêxia… mất giá nhiều làm cho các sản phẩm dệt may của Việt Nam mất lợi thế về giá. Đồng thời cuộc khủng hoảng tài chính cũng tác động lớn đến nhu cầu của các nước nhập khẩu chủ yếu của chúng ta làm kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam chỉ đạt 1,38 tỷ năm 1998 thấp hơn nhiều so với kế hoạch là 1,6 tỷ USD.

Năm 2002, năm đánh dấu sự tăng trưởng xuất khẩu cao đột biến của dệt may Việt Nam cĩ đĩng gĩp vơ cùng quan trọng của việc thực hiện Hiệp định thương mại Việt – Mỹ. Trong năm 2002, xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam chưa bị áp hạn ngạch do đĩ giá trị xuất khẩu của các doanh nghiệp ngành dệt may vào thị trường Mỹ tăng vọt. Tuy vậy, việc quá tập trung vào thị trường Mỹ cũng cĩ nghĩa là giảm bớt sự chú trọng vào các thị trường khác như EU, Nhật bản

Năm 2003, xuất khẩu hàng dệt may đạt 3,6 tỷ USD tăng so với năm 2002 tới 30,8% đánh dấu sự thành cơng trong phát triển xuất khẩu của ngành dệt may

Việt Nam. Hiệp định dệt may giữa Việt Nam – Mỹ được ký kết tuy hạn chế về chủng loại và định lượng do bị áp đặt hạn ngạch nhưng đã tạo ra cơ hội cho hàng dệt may Việt Nam xâm nhập sâu hơn và rộng hơn vào thị trường Mỹ. Trong những tháng đầu năm, nhất là sau khi Hiệp định dệt may Việt Nam – Mỹ được ký kết, xuất khẩu hàng dệt may đã tăng mạnh vào thị trường Mỹ, trong khi đĩ, giảm mạnh tại thị trường Nhật Bản và EU do hàng dệt may Việt Nam bị hàng của Trung Quốc cạnh tranh quyết liệt về mẫu mã và giá cả. Các nguyên nhân chủ yếu khác làm cho xuất khẩu hàng năm 2003 tăng cao hơn các năm trước là :

- Giá xuất khẩu và gia cơng hàng may mặc xuất khẩu trong những tháng cuối năm 2003 tăng cao từ 10% đến 20% làm các doanh nghiệp cĩ nhiều động lực để tăng năng suất.

- Các doanh nghiệp dệt may đã chủ động tìm khách hàng mới, chú trọng nhiều đến nâng cao năng lực quản lý và năng suất lao động. Các doanh nghiệp đã chú trọng đến xây dựng và quảng bá thương hiệu, áp dụng các cơng nghệ tiên tiến nhất vào sản xuất và đào tạo nâng cao tay nghề cho cơng nhân.

Trong 5 tháng đầu năm 2004, xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam ước đạt 1,56 tỷ USD bằng 106,9% so với cùng kỳ năm 2003. Các thị trường trọng điểm như EU, Nhật Bản tiếp tục phát triển khá. Riêng đối với thị trường Mỹ, kim ngạch xuất khẩu giảm nhẹ so với cùng kỳ năm trước. Nguyên nhân là EU đồng ý tăng thêm hạn ngạch năm 2004 cho Việt Nam. Trái lại xuất khẩu dệt may vào thị trường Mỹ lại khĩ khăn hơn do Mỹ chưa đồng ý tăng thêm hạn ngạch.

Tĩm lại, ngành dệt may Việt Nam đã đạt được rất nhiều tiến bộ trong thời gian qua thể hiện qua tỷ trọng và kim ngạch xuất khẩu ngày càng tăng nhưng phải nhìn nhận rằng xuất khẩu dệt may Việt Nam vẫn chủ yếu ở dạng gia cơng, rất ít doanh nghiệp thực hiện được phương thức xuất khẩu trực tiếp. Nguyên nhân là dệt may Việt Nam hầu như chưa cĩ khách hàng mua trực tiếp, việc cung cấp hàng ra thế giới luơn phải qua trung gian là nước thứ ba.

Sản phẩm dệt may Việt Nam đã cĩ mặt tại nhiều thị trường và đang cố gắng mở rộng hơn nữa thị trường xuất khẩu đến với mọi khu vực trên thế giới từ Châu Aù, Mỹ Latinh cho đến Châu Phi. Những thị trường xuất khẩu chính đĩng gĩp lớn vào kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam chúng ta gồm cĩ :

ª Thị trường xuất khẩu cĩ hạn ngạch

- Thị trường Myõ : Hiệp Định Thương Mại Việt Nam – Mỹ cĩ hiệu lực vào ngày 10/12/2001 thực sự là chiếc địn bẩy tạo bước nhảy vọt cho quan hệ thương mại hai chiều. Thị trường Mỹ đang và sẽ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của dệt may Việt Nam. Đây là thị trường rất hấp dẫn khơng chỉ vì dung lượng thị trường lớn mà cịn vì tiềm năng của nĩ đối với dệt may Việt Nam.

- Thị trường EU : Thị trường EU là thị trường xuất khẩu lớn thứ hai của dệt may Việt Nam. Xuất khẩu của dệt may Việt Nam sang EU đã bắt đầu từ những năm 1980. Năm 2003, xuất khẩu dệt may Việt Nam sang thị trường này đạt 650 triệu USD tăng 17,8% so với năm 2002. Năm 2004, theo kế hoạch, dệt may Việt Nam xuất khẩu sang thị trường này 700 triệu USD.

Tuy gặp nhiều rào cản phi thuế quan nhưng thị trường EU vẫn là thị trường hứa hẹn với dệt may Việt Nam. Điều này càng cĩ ý nghĩa khi Hiệp Định Dệt May Việt Nam – Mỹ cĩ hiệu lực làm hạn chế lượng hàng xuất khẩu của chúng ta.

ª Thị trường xuất khẩu phi hạn ngạch

- Thị trường Nhật Bản : Xét về tổng kim ngạch xuất nhập khẩu thì Nhật Bản là bạn hàng lớn nhất của Việt Nam với 6,0 tỷ USD năm 2003 tăng 33,3% so với năm 2002. Nhưng xét về kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam thì Nhật Bản là nước đứng thứ ba sau Mỹ và EU, trong đĩ xuất khẩu đạt 2,2 tỷ USD tương đương so với năm 2002. Mặt hàng dệt may là mặt hàng cĩ kim ngạch xuất khẩu đạt cao nhất, trong ba tháng đầu năm 2004 lượng hàng dệt may xuất khẩu sang thị trường này đã đạt 126,5 triệu USD tăng 8% so với cùng kỳ năm trước.

Đây cũng là thị trường trọng điểm rất được các doanh nghiệp dệt may Việt Nam quan tâm. Bởi vì, thị trường Nhật Bản là thị trường phi hạn ngạch, cĩ sức mua

cao và các doanh nghiệp xuất khẩu vào thị trường này thường bán được giá hơn so với các thị trường khác.

- Thị trường Nga : Những năm gần đây, thương mại song phương Việt Nam – Nga đã đạt được những bước phát triển đáng kể. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu khơng ngừng tăng, năm 2002 đạt 687 triệu USD tăng 20,2% so với năm 2002. Trong đĩ, dệt may Việt Nam xuất khẩu đạt 50,8 triệu USD chiếm 7,4% kim ngạch xuất khẩu. Tuy nhiên, các doanh nghiệp dệt may Việt Nam vẫn chưa cải thiện đáng kể được vị trí của mình. Mặc dù, dệt may là mặt hàng truyền thống đã cĩ mặt từ lâu tại thị trường này, được nhiều người tiêu dùng bản xứ biết đến và ưa chuộng.

ª Các thị trường cĩ tiềm năng khác : Nổi bật là các thị trường như Đài Loan, Hàn Quốc, Canađa, Uùc, và các nước Trung Đơng... đây là những thị trường rất cĩ tiềm năng, cĩ nhu cầu nhập khẩu những sản phẩm phù hợp với điều kiện sản xuất hiện cĩ của dệt may Việt Nam. Đây cũng chính là những thị trường mà ngành dệt may đã xác định sẽ tập trung khai thác mạnh hơn trong thời gian tới.

Tĩm lại, đối với thị trường xuất khẩu, Việt Nam vẫn phải đối mặt với nhiều khĩ khăn cả đối với thị trường hạn ngạch và thị trường phi hạn ngạch. Đĩ là xu hướng bảo hộ mậu dịch của các nước nhập khẩu lớn như EU, Mỹ … trong việc áp dụng hạn ngạch và các rào cản kỹ thuật khác. Đối với thị trường phi hạn ngạch như Nhật Bản, dệt may Việt Nam bị những đối thủ như Trung Quốc, Aán Độ lấy dần thị trường. Nguyên nhân là dệt may Việt Nam yếu thế hơn nhiều mặt như mẫu mã, chưa đa dạng chủng loại sản phẩm và yếu hơn cả trong điểm tưởng như là điểm mạnh của chúng ta đĩ là giá cả.

2.1.1.3. Về đối thủ cạnh tranh

Cĩ thể điểm qua một số các nước xuất khẩu dệt may mạnh, đây là những nước được đánh giá là các đối thủ nặng ký đối với dệt may Việt Nam khơng chỉ trên thị trường Mỹ mà cịn trên bình diện thế giới. Đĩ là :

- Mêhicơ : từ nhiều năm nay là nước liên tục đứng đầu trong danh sách các nước xuất khẩu hàng dệt may vào thị trường Mỹ. Ưu điểm của Mêhicơ là nước

nằm ngay cạnh Mỹ, là thành viên của Hiệp Định Thương Mại Tự Do Bắc Mỹ và ưu thế tương đối về giá nhân cơng so với Mỹ.

- Trung Quốc : là nước đứng thứ 2 về xuất khẩu hàng dệt may vào Mỹ. Đây là đối thủ cạnh tranh rất lớn khơng chỉ cho Việt Nam mà cịn là cho ngành dệt may tồn thế giới. Đặc biệt, sức cạnh tranh càng lớn khi Trung Quốc chính thức gia nhập vào WTO vào năm 2001. Đây là nước được dự đốn là cùng với Aán Độ sẽ thâu tĩm thị trường dệt may thế giới sau ngày 1/1/2005.

- Aán Độ : Đây là nước cĩ sự xác định rõ và phát huy thế mạnh của mình bằng việc thành lập riêng Bộ Dệt May để chuyên trách lo về chính sách và thị trường cho sản phẩm mũi nhọn này. Ngồi ra, Aán Độ cịn cĩ Viện Thời Trang Quốc Gia nhằm thiết kế mẫu mã, nắm bắt nhu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng tồn thế giới. Các thị trường chính của nước này là Mỹ, EU, Nhật bản.

- Thái Lan : là nước cĩ truyền thống về xuất khẩu sản phẩm dệt may. Đối với Thái Lan, Mỹ là thị trường số 1 của nước này, Mỹ nhập khẩu tới 55,7% tổng giá trị hàng may mặc xuất khẩu của Thái Lan. Ngồi ra các thị trường xuất khẩu khác bao gồm EU, Nhật bản, Đơng Aâu và Trung đơng.

- Bănglađét : ưu thế lớn nhất là chi phí đầu tư sản xuất thấp, tay nghề cơng nhân khá cao, kinh nghiệm lâu năm trong việc sản xuất hàng dệt may xuất khẩu. Đây là nước được các nhà phân tích dự đốn sẽ là đối thủ đáng gờm trên thị trường dệt may thế giới sau thời điểm hạn ngạch bãi bỏ ngày 1/1/2005.

- Inđơnêxia : luơn là nước dẫn đầu trong khối ASEAN về giá trị hàng dệt may xuất khẩu từ nhiều năm nay. Inđơnêxia là nước cĩ lợi thế về giá nhân cơng và nguồn nguyên liệu dồi dào nên đây là một đối thủ cạnh tranh khá mạnh đối với Việt nam. Thị trường xuất khẩu của nước này trải dài ở nhiều khu vực.

Cĩ thể nĩi rằng mỗi đối thủ của dệt may Việt Nam cĩ những điểm mạnh riêng cĩ khác nhau nhưng thị trường xuất khẩu chủ lực thì gần như trùng với những thị trường xuất khẩu của dệt may Việt Nam. Điều đĩ cho thấy, sự cạnh tranh trên những thị trường này sẽ rất quyết liệt và điều cấp bách nhất cho dệt may Việt Nam

hiện nay là chuẩn bị thật kỹ lưỡng, phát huy hết tiềm năng bản thân để giành thắng lợi.

2.1.2. Tình hình sản xuất phục vụ cho xuất khẩu

2.1.2.1. Về năng lực sản xuất : Dệt may là ngành kinh tế mũi nhọn bởi kim ngạch xuất khẩu lớn chiếm tới hơn 15% kim ngạch xuất khẩu quốc gia. Do đĩ, năng lực xuất khẩu lớn chiếm tới hơn 15% kim ngạch xuất khẩu quốc gia. Do đĩ, năng lực sản xuất của ngành dệt may Việt Nam rất lớn.

Bảng 2.2 : Các doanh nghiệp dệt may trên tồn quốc năm 2002

Loại hình sở hữu Tổng số Dệt May Thương mại và dịch vụ Quốc doanh

Tư nhân

FDI và liên doanh

231 449 354 32 85 114 139 299 215 60 65 25 Tổng cộng 1034 231 653 150

(nguồn : Hiệp hội dệt may Việt Nam)

Qua bảng 2.2 chúng ta thấy, hiện nay nước ta cĩ tổng cộng 1034 doanh nghiệp dệt may, trong đĩ 449 doanh nghiệp là các cơng ty TNHH và cổ phần, 354 dự án liên doanh và 100% vốn nước ngồi hoạt động trong ngành dệt may, cộng thêm hàng vạn cơ sở dệt may quy mơ nhỏ hoạt động trên khắp cả nước với tổng số lao động trực tiếp lên tới trên 2 triệu người. Đây là lực lượng vơ cùng hùng hậu, nếu được tổ chức và liên kết tốt, cĩ thể đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về đơn hàng xuất khẩu.

Bảng 2.3: Năng lực sản xuất tồn ngành dệt may Việt Nam năm 2003

Máy mĩc Sản xuất

STT Tiêu chí

Đơn vị Tổng số Đơn vị Năng lực 1 2 3 4 5 Kéo sợi Cán bơng Dệt thoi Dệt kim May mặc Cọc sợi OE Chuyền Thoi Khơng thoi MáyDK trịn MáyDKphẳng Máy may 1.500.000 15.000 4 10.000 5.500 1.290 250 250.000 Tấn Tấn Tấn Triệu mét Triệu mét Tấn Tấn Triệu sp 150.000 10.000 500 70.000 600 (nguồn : Hiệp hội dệt may Việt Nam)

Qua bảng 2.3, chúng ta thấy, trong hai năm kể từ năm 2001, ngành dệt may Việt Nam đã cĩ bước phát triển lớn cả về chiều rộng lẫn chiều sâu, trình độ cơng

nghệ được cải thiện đáng kể nhiều cơng đoạn sản xuất đã đạt được trình độ cơng nghệ thế giới. Nếu như năm 2001 dệt may Việt Nam chưa cĩ máy kéo sợi OE, là loại sợi được thị trường Mỹ ưa chuộng, thì năm 2003 các doanh nghiệp dệt may đã cĩ 15.000 máy. Năng lực sản xuất sợi tăng từ 1 triệu cọc sợi lên 1,5 triệu cọc sợi. Năng lực sản xuất may cơng nghiệp từ 500 triệu sản phẩm lên 600 triệu sản phẩm. Đây là cơ sở vững chắc để ngành dệt may thực hiện mục tiêu xuất khẩu đề ra cho năm 2005 là 4,6 tỷ USD và những năm sắp tới.

2.1.2.2. Về tình hình đầu tư cho sản xuất

Những năm gần đây ngành dệt may do chú ý đầu tư cho cơ sở vật chất, máy

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may vào thị trường Mỹ.pdf (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)