4 Thông tin lấy từ trang web báo Đầu tư chứng khoán-Bộ Kế họach Đầu tư (www.vir.com)
3.1.5 Đưa họat động dịch vụ thương mại đi vào chiều sâu, tạo mối liên kết với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, hình thành mối liên kết bằng vốn
với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, hình thành mối liên kết bằng vốn vô hình
Hoạt động dịch vụ thương mại của TCT hiện còn giản đơn trong quá trình lưu thông hàng hóa như vận chuyển, đại lý phân phối sản phẩm cho các công ty nước ngoài, xuất nhập khẩu ủy thác. Còn các dịch vụ cao cấp tạo ra nhiều giá trị thặng dư cho các DNTV và các nhà sản xuất trong nước như : cung cấp thông tin (thị trường, đối thủ, khuynh hướng thị trường) nghiên cứu thị trường, cùng nhà sản xuất xây dựng thương hiệu và tiếp thị sản phẩm (trên thị trường nội địa và quốc tế) thì hầu như chưa có. Thiết nghĩ trong thời gian tới, TCT cần có kế hoạch phát triển dịch vụ thương mại theo hướng liên kết với các nhà sản xuất để tìm kiếm, nghiên cứu thị trường trong và ngoài nước; tiếp thị, cung cấp nguyên liệu đầu vào, phân phối sản phẩm; phát triển thương hiệu. Qua nghiên cứu thị trường nắm bắt được nhu cầu tiêu dùng, TCT đặt hàng cho các đơn vị sản xuất (kể cả công ty con) để sản xuất hàng hóa với thương hiệu cụ thể của TCT, phù hợp với yêu cầu thị trường, sau đó xuất bán cho các khách hàng trong và ngoài nước.
Trước mắt, tiến hành liên kết đầu tư vốn với các doanh nghiệp, cơ sơ’sản xuất các mặt hàng xuất khẩu truyền thống của TCT như: thực phẩm chế biến, hàng nông sản, thủy hải sản, hàng công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp. Việc liên doanh liên kết này đảm bảo nguồn hàng đầu vào có chất lượng ổn định, đặc biệt là những mặt hàng có yêu cầu về chất lượng, vệ sinh an toàn
thực phẩm ngày càng tăng (thực phẩm chế biến, hàng nông sản, thủy hải sản). Thông qua mối liên kết này mở rộng địa bàn, lĩnh vực kinh doanh kết nạp thêm nhiều công ty con, công ty liên kết. Hiện nay ở nước ta các doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm tỷ trọng lớn, đây là một thị trường đầy tiềm năng để thực hiện mối liên kết này.
Qua sự liên kết hợp tác này sẽ phát huy được thế mạnh và sở trường của từng loại hình doanh nghiệp, từng vùng, địa phương trong nền kinh tế. Mô hình hợp tác liên kết này sẽ mang lại lợi ích cho các bên: Nhà sản xuất trong nước tập trung chuyên môn hóa khâu sản xuất, sản phẩm ít qua tầng nấc trung gian nhất là khi xuất hàng ra nước ngoài; TCT sẽ mở rộng lĩnh vực, địa bàn kinh doanh, tạo thêm nhiều mối liên kết mới bền chặt hơn; người tiêu dùng được hưởng lợi về giá và các tiện ích do sản phẩm mang lại.
Xu hướng một công ty nắm quyền chi phối công ty khác bằng vốn “vô hình” là thương hiệu, thị trường, bí quyết công nghệ, tham gia vào dây chuyền SXKD rất phổ biến trên thế giới. Nhưng ở nước ta, đặc biệt là trong khu vực DNNN, thì hình thức này chưa phổ biến. Đây là hình thức tạo mối liên kết mà công ty mẹ dù vốn ít (không cần nắm giữ cổ phần, vốn góp trên 50% vốn điều lệ) vẫn giữ được quyền chi phối công ty con. Việc tạo liên kết vô hình sẽ phù hợp với các TCT chuyển đổi vì khi nguồn vốn CPH cạn dần, lợi tức thu về từ các doanh nghiệp có vốn góp chưa nhiều, thì TCT không thể cứ dùng hình thức góp vốn chi phối mà phải hình thành những mối liên kết là thương hiệu, thị trường, uy tín; có như thế mới phát triển về qui mô, đa dạng hình thức hoạt động, sử dụng đồng vốn hiệu quả hơn.
Để có thể tạo được mối liên kết bằng vốn “vô hình”, TCT cần nhanh chóng đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại nhằm xây dựng, tổ chức quản lý hoạt động xúc tiến thương mại và tiếp thị của TCT. Xây dựng mạng thông tin giao dịch thương mại, ứng dụng thư điện tử trong TCT và các đơn vị thành viên. Tổ chức lại công tác thông tin: thông tin về thị trường, công nghệ, cơ chế chính sách, thông tin về các đối thủ cạnh tranh. Xây dựng ngân hàng dữ liệu thông tin nhằm hỗ trợ kết hợp.Tuy nhiên để thực hiện được cần có sự hỗ trợ của Nhà nước của Thành phố trong việc cung cấp thông tin, nghiên cứu, tìm kiếm thị trường nước ngoài.