KẾT LUẬN CHƯƠNG

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm hoàn thiện mô hình Công ty mẹ Công ty con tại TCT Bến Thành.pdf (Trang 66 - 69)

II Đối với Nhà nước 1.Phát triển thị trường

KẾT LUẬN CHƯƠNG

Chuyển đổi mô hình hoạt động TCT Nhà nước sang mô hình công ty mẹ- công ty con thực chất là chuyển từ giao vốn sang đầu tư vốn. Hệ quả của cơ chế đầu tư vốn làm phát sinh quan hệ kinh tế, quan hệ hợp đồng thay quan hệ hành chính phát sinh từ cơ chế giao vốn. Mặt khác việc đa dạng hóa sở hữu tác động tới mọi mặt của hoạt động quản lý trong DNNN cả ở tầm vĩ mô Nhà nước và quản lý vi mô trong các doanh nghiệp. Với cơ chế đầu tư vốn, đa dạng hóa sở hữu, hoạt động quản lý các DNNN không thể giữ nguyên cách thức quản lý như khi Nhà nước giao vốn hay nắm giữ 100% sở hữu và việc giải quyết các mối quan hệ kinh tế, tài chính cũng phải tuân thủ theo các quy luật kinh tế chung của thị trường. Trong các TCT Nhà nước hiện nay, hoạt động quản lý không chỉ tuân theo một Luật DNNN duy nhất mà còn phải tuân thủ theo các luật khác như Luật Doanh nghiệp đối với các công ty cổ phần, công

ty TNHH, Luật Đầu tư nước ngoài đối với các công ty liên doanh với nước ngoài. Do đó đòi hỏi giữa các bộ luật cần có sự đồng bộ, không mâu thuẫn nhau, hạn chế quá trình hoạt động của các doanh nghiệp.

Trên đây là những giải pháp và những kiến nghị để có thể áp dụng mô hình công ty mẹ công ty con tại Sunimex. Tuy nhiên dể mô hình vận hành có hiệu quả, đòi hỏi công ty mẹ và các công ty con cần phải có sự thay đổi trong cách làm, nếp nghĩ để phù hợp với địa lý pháp lý mới và phù hợp với cơ chế thị trường. Cơ cấu tổ chức của công ty mẹ phải được thay đổi để thích ứng với công việc mới: vừa trực tiếp kinh doanh, phát triển quy mô, vừa định hướng các công ty con đi theo chiến lược chung của TCT. Các công ty con hoạt động độc lập hơn trong quản lý điều hành, không còn phụ thuộc vào TCT như trước.

KẾT LUẬN

Mô hình TCT Nhà nước ra đời trong bối cảnh đất nước đang quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường, trình độ phát triển kinh tế còn thấp, trình độ tập trung và hợp tác chưa cao, hành lang pháp lý còn thiếu và chưa đồng bộ. Những hạn chế trên đã cản trở sự phát triển của các TCT thành các tập đoàn kinh tế mạnh như mục tiêu ban đầu; mặt khác làm giảm sức cạnh tranh của các TCT trong quá trình Việt Nam hội nhập khu vực và thế giới. Vấn đề đặt ra là phải có sự thay đổi cải tiến triệt để phương thức quản lý, điều hành từ bản thân mỗi TCT cũng như các chính sách cơ chế của Nhà nước đối với các TCT nói riêng và của nền kinh tế nói chung. Với mô hình công ty mẹ-công ty con đã phân tích trên đây và cụ thể tại Sunimex có thể giải quyết được phần nào những hạn chế trên. Hy vọng rằng nếu mô hình công ty mẹ-công ty con áp dụng thành công sẽ thúc đẩy Sunimex tăng trưởng bền vững, trở thành một tập đoàn kinh tế mạnh trong tương lai. Và xa hơn nữa sẽ hình thành nên các tập đoàn của Việt nam đủ sức cạnh tranh với các tập đoàn hùng mạnh trên thế giới.

Khi chuyển đổi TCT Nhà nước sang mô hình công ty mẹ-công ty con sẽ chịu nhiều yếu tố tác động và sẽ có những ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả thực hiện mô hình này: hệ thống luật pháp, các cơ chế chính sách về quản lý, tài chính, lao động… Với trình độ và kiến thức còn hạn chế, những vấn đề nêu trong luận văn còn có mang tính khái quát và có những thiếu sót không tránh khỏi. Trong thời gian tới, tôi dự định sẽ tiếp tục nghiên cứu sâu hơn về mô hình này cũng như tính khả thi trong việc thực hiện. Tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của quý thầy cô và của Hội đồng giám khảo, các chuyên gia trong ngành và các anh chị quan tâm đến đề tài này để luận văn được hoàn thiện hơn.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm hoàn thiện mô hình Công ty mẹ Công ty con tại TCT Bến Thành.pdf (Trang 66 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)