I. CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ CỦA GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM LỚP
4. Lập kế hoạch công tác chủ nhiệm: 1 Ý nghĩa:
4.1. Ý nghĩa:
- Việc lập kế hoạch công tác chủ nhiệm là thể hiện sự làm việc có tính khoa học. - Bản kế hoạch thể hiện tính nghiêm túc, tính sáng tạo của mỗi giáo viên chủ nhiệm.
4.2. Trước khi lập kế hoạch, giáo viên chủ nhiệm cần nắm chắc và xử lý tốt các thông tin sau đây: đây:
+ mục tiêu, nhiệm vụ, kế hoạch công tác của trường.
+ đặc điểm của học sinh trong lớp, truyền thống của lớp, khó khăn, hạn chế của lớp. + đặc điểm gia đình học sinh (chú ý đến cha mẹ).
+ mục tiêu, nhiệm vụ, kế hoạch công tác của các tổ chức đoàn thể. + đặc điểm địa phương nơi trường đóng…
a- Đặc điểm của nhà trường, của lớp trong năm học. b- Mục tiêu phấn đấu và các nhiệm vụ chung của lớp.
c- Mục tiêu, nhiệm vụ cụ thể; biện pháp thực hiện; điều kiện cần thiết về vật chất – kỹ thuật; tài chính; nhân lực; thời gian thực hiện và hoàn thành; người phụ trách… Ứng với từng mặt hoạt động của lớp (giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức; học tập; lao động và hướng nghiệp; văn nghệ, thể dục thể thao; vệ sinh; vui chơi giải trí; hoạt động xã hội…); ứng với công tác các giáo viên bộ môn, đoàn thể, hội phụ huynh; với chính quyền cơ quan đoàn thể ở địa phương…
d- Bản kế hoạch công tác chủ nhiệm được xây dựng từ đầu năm học tất nhiên không tránh khỏi những hạn chế do những biến động hoàn cảnh thực tế mang lại. Do đó, giáo viên chủ nhiệm cần điều chỉnh và hoàn thiện kế hoạch bằng cách linh hoạt, sáng tạo trong việc cụ thể hóa kế hoạch từng tuần, tháng, học kỳ, hoặc theo chủ đề.
KẾT LUẬN
Công tác chủ nhiệm lớp có ý nghĩa quan trọng trong quá trình giáo dục toàn diện học sinh. Vì vậy, giáo viên chủ nhiệm lớp không những phải nêu cao tấm gương sáng về mọi mặt mà còn phải không ngừng nâng cao trình độ tổ chức, quản lý, giáo dục của mình, đảm bảo cho kế hoạch công tác được thực hiện với kết quả cao nhất, góp phần tích cực vào việc hoàn thành mục tiêu, nhiệm vụ giáo dục của toàn trường.