I. CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ CỦA GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM LỚP
1. Nội dung và phương pháp công tác giáo viên chủ nhiệm với tập thể học sinh lớp chủ nhiệm.
lớp chủ nhiệm.
1.1. Tìm hiểu và nắm vững đối tượng giáo dục: Học sinh vừa là đối tượng giáo dục, vừa là chủ thể hành động có ý thức, năng động, đòi hỏi giáo viên chủ nhiệm phải hiểu một cách toàn diện, cụ thể hành động có ý thức, năng động, đòi hỏi giáo viên chủ nhiệm phải hiểu một cách toàn diện, cụ thể và sâu sắc đối với cả cá nhân và tập thể học sinh.
Cụ thể, phải tìm hiểu và nắm được đặc điểm về tâm lý, tư tưởng, tình cảm, ý thức chính trị, đạo đức, năng lực nhận thức, thể lực, hoàn cảnh sống và các mối quan hệ với tập thể, với những người xung quanh.v.v… Qua đó để thấy được mặt mạnh, mặt yếu của từng học sinh cũng như của tập thể lớp.
Cách thức tiến hành:
+ Nghiên cứu hồ sơ học sinh (học bạ, lý lịch, y bạ…).
+ Nghiên cứu sản phẩm hoạt động như học tập, lao động của học sinh (bài kiểm tra, báo tường, sản phẩm lao động khác…).
+ Nghiên cứu hồ sơ, sổ sách của lớp.
+ Quan sát hàng ngày về hoạt động, thái độ, hành vi của học sinh (trong và ngoài lớp; trong và ngoài trường).
+ Đàm thoại với cá nhân và tập thể học sinh, với các giáo viên bộ môn, cán bộ đoàn thể về vấn đề quan tâm.
+ Thăm gia đình học sinh và trò chuyện với phụ huynh học sinh. + Tìm hiểu thông qua giáo viên chủ nhiệm cũ.
+ Hoặc là tiến hành thực nghiệm tự nhiên. + Giáo viên ghi nhật ký chủ nhiệm.
Nhờ cách làm như vậy mà thông tin thu thập được sẽ phong phú, cụ thể, có độ tin cậy để có biện pháp giáo dục thích hợp.
1.2. Xây dựng và phát triển tập thể học sinh:
Tập thể vừa là môi trường vừa là phương tiện để giáo dục học sinh.
Xây dựng tập thể học sinh vững mạnh phải trải qua 3 giai đoạn: - Giai đoạn giáo viên đề ra yêu cầu thống nhất cho tập thể học sinh. - Giai đoạn xuất hiện những phần tử tích cực xung quanh giáo viên.
- Giai đoạn cả tập thể tự giác đề ra yêu cầu, biến yêu cầu bên ngoài thành nhu cầu bên trong của bản thân tập thể và tập thể có nhu cầu thực hiện tốt mục đích, yêu cầu đã đặt ra.
Chú ý, ở cả ba giai đoạn này tất cả các hoạt động đều gắn liền với việc tổ chức phong trào thi đua tập thể theo từng đợt với những chủ đề nhất định mang ý nghĩa giáo dục (20/11; 22/12; 8/3; 26/3; 19/5…)
Trong quá trình xây dựng tập thể, giáo viên cần phát huy ở học sinh tình cảm tập thể, tình cảm thầy trò; gây được dư luận lành mạnh, phát huy được truyền thống của lớp, trường… đồng thời chú ý đề phòng tình trạng một số học sinh liên kết với nhau thành nhóm tự phát có những hành vi không trong sáng hoặc là rất có thể xuất hiện phần tử tiêu cực, gây mất đoàn kết nội bộ lớp. Nếu xẩy ra, giáo viên phải tìm hiểu nguyên nhân, bản chất để tuyệt đối không được cô lập các em, đẩy các em xa rời tập thể.
1.3. Giáo dục thế giới quan khoa học và những phẩm chất đạo đức nhân cách cho học sinh.
- Giáo dục thế giới quan khoa học phải kết hợp thông qua giáo viên bộ môn trong quá trình dạy và học các môn học.
- Nghe báo cáo thời sự, tổ chức kỷ niệm các ngày lễ lớn, lao động công ích, cắm trại… - Đánh giá của giáo viên chủ nhiệm kết hợp tự đánh giá của học sinh. (tránh cảm tính, thiên vị, đòi hỏi phải khách quan, công bằng, công khai).
1.4. Nâng cao thành tích học tập của học sinh.
- Học tập là nhiệm vụ trung tâm hàng đầu của học sinh. - Tổ chức nhóm học tập, thành lập cán sự bộ môn.
1.5. Giáo dục lao động và hướng nghiệp.
- Lao động vừa sức, mang tính chất phục vụ học sinh, lớp, trường, gia đình. Chú ý đến cả hiệu quả giáo dục và hiệu quả kinh tế.
- Hướng nghề phù hợp với sở thích, năng lực bản thân và yêu cầu xã hội, không chạy theo model nghề.
1.6. Tổ chức các hoạt động vui chơi, giải trí, rèn luyện…
- Thể dục thể thao, tham quan, cắm trại, xem triển lãm, hội diễn văn nghệ… - Giữ gìn vệ sinh môi trường, phòng chống tệ nạn xã hội.
1.7. Phối hợp công tác với các tổ chức đoàn thể trong và ngoài trường.
- Phối hợp với Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh.
- Kết nghĩa với đơn vị, cơ quan gần trường (lực lượng vũ trang, các đoàn thể, doanh nghiệp đóng ở địa phương).