Sau: Chống xói mòn bảo vệ đất, thuận tiện cho đi lại và vận chuyển, có đầy dủ các
phương tiện phòng hộ, tưới và tiêu nước (đặc biệt chú ý hệ thống thoát nước), tỷ lệ sử
dụng đất cao >95%,
- Chuẩn bị đất cho vườn tiêu:
Yêu cầu chuẩn bị đất cần làm sạch dư thừa thực vật trên mặt ruộng, và sốc rễ dưới 40cm cách mặt đất và cày sâu ở độ sâu 40cm.
Vôi, thuốc trừ sâu và trừ nắm cần được xử lý trước lúc trồng tiêu ở lớp đất mặt để
cải tạo kết cấu đất, độ pH đất và bảo vệ cây con vừa mới trồng là điều cần thiết. Nhiều
nơi trên thế giới như tại Sarawat hay Bangka đất nung và đất mặt từ nơi khác đã được bổ sung vào vườn tiêu để làm tăng kết cấu, dinh dưỡng cho đất. Việc này thường được thực hiện 2-3 lần trong khoảng thời gian trước trồng đến sau trồng 18 tháng. Khi điều này không được thoả mãn, cấu trúc đất và đinh dưỡng trong đất thường giảm nhanh.
Kết quả là độ chua trong đất tăng thái quá, độc tố nhôm gia tăng (de Waard và Sutton,
1960). Tại những vùng trồng tiêu thâm canh trong nước vôi được dùng với lượng từ I-
3 tấn/ha tùy theo độ chua của đất, nhiều loại thuốc trị nấm và sâu được sử dụng như
Furadan, Padan 4G, Diaphos 10H, Mexyl-MZ72WP. Thời điểm xử lý đất xảy ra trước
lúc trồng ít nhất là 20 ngày ở độ sâu 15cm (Bùi Cách Tuyến và Ngô Xuân Trung,
2000).
4.4.3. TRÒNG VÀ CHĂM SÓC - Kỹ thuật trồng: - Kỹ thuật trồng:
Việc trồng cây trụ trước hay sau khi trồng tiêu phụ thuộc vào loại trụ gì, và có sử dụng trụ tạm hay không. Nếu trồng cây trụ sống bằng hạt, trụ có thể được trồng trước khi trồng mới cây tiêu con 2-4 năm, tuỳ theo sức sinh trưởng của từng loại cây trụ con. Nếu trồng bằng trụ xây thì nhất thiết phải xây trước khi trồng cây tiêu con ít nhất là 1 tháng, nếu là trụ gỗ hay trụ sống bằng cành có kích thước lớn có thể trồng sau khi đã trồng cây con từ 6 tháng đến 1 năm khi mà có trụ tạm trong suốt thời gian chưa có trụ chính.
Khoảng cách giữa các trụ tiêu phụ thuộc nhiều vào loại trụ và kích thước trụ. Khi sử dụng các loại trụ chết (gỗ và đúc) có kích thước nhỏ hơn 20cm đường kính hay trụ sống của những cây có bộ tán hẹp và thưa thì khoảng cách thông thường là 2 x 2m. Khoảng cách sẽ gia tăng lên 3 x 3m cho trụ xây có đường kính 0,8-1,2m và cuối cùng
là 2 x 2,5m cho những trụ sống có thân cành phát triển mạnh. Theo đó mật độ trụ sẽ
giao động trong khoảng từ 1100-2500 trụ/ha.
Qui cách đào hố trồng cũng phụ thuộc nhiều vào loại trụ và kích thước trụ, nếu là trụ gỗ hay trụ sống và trụ đúc hai hố được đào có kích thước tối thiểu 40 x 40 x 40cm
đối diện hai bên trụ và cách xa trụ 30cm. Nếu là trụ xây thì đào hố hình vành khăn rộng
40cm và sâu 40m cách thành trụ 15cm. Phân bón lót được thực hiện sau khi đào hồ
xong (Xem liều lượng ở phần phân bón cho tiêu).
Số cây con trên mỗi trụ tuỳ thuộc vào kích thước trụ. Khi trụ có đường kính nhỏ
hơn 20cm số lương cây con hay hom giống được trồng từ 2-4 cây/trụ. Nếu là trụ xây có
đường kính lớn cây t tiêu con được trồng trên hố hình vành khăn cách nhau 30cm trồng một cây. Ngoài ra số lượng cây con tuỳ thuộc vào cách xén tỉa, tạo hình. Khi tiến hành xén tỉa (cắt thân chính) vào năm thứ hai nhiều lần để tạo ra nhiều thân trên một sốc thì số lượng cây con đem trồng cần duy trì ở mức tối thiểu. Nhiều nơi tại Quảng Bình (Việt Trung), Quảng Trị (Tân Lâm) và Nghệ An (Thanh Chương) không thực hiện mô hình một gốc đa thân mà để gia tăng số lượng thân chính trên một trụ tiêu người ta hoặc là dùng biện pháp đôn dây tiêu hoặc trồng nhiều cây con lên gấp bội trên một trụ tiêu.
- Phân bón cho tiêu: + Các loại phân bón:
* Phân hữu cơ: Đóng vai trò đặc biệt quan trọng cho tiêu do nó có thể điều hòa
cơ cấu của đất, làm cho đất bớt rời rạc và tơi xốp, gia tăng khả năng giữ nước và hút
khoáng đặt biệt là các nguyên tố vi lượng giúp nâng cao phẩm chất của cây và hạt tiêu. Tuy nhiên phân hữu cơ nên sử dụng ở dạng hoai mục đê giảm sự gia tăng những vi sinh có hại (chủ yếu là nắm và tuyến trùng) vào vườn tiêu.
Các loại phân hữu cơ hiện đang sử dụng như phân chuồng, phân dơi, phân rác,
phân xanh, bánh dầu phụng, xác tôm cá.
Trong suốt thế kỷ thứ XIX, tại Malaysia cây tiêu được trồng trong sự kết hợp với cây Gambier Uncaria gambir Roxb., và những phế thải từ cây này được lấy ra để sử cây Gambier Uncaria gambir Roxb., và những phế thải từ cây này được lấy ra để sử
dụng cho việc bón phân và tủ gốc cho tiêu. Khi cây Gambier không còn được canh tác nữa có một sự gia tăng ngày càng nhiều tro củi và đất nung trong việc bón phân cho tiêu.
Phân hữu cơ được dùng nhiều và phổ biến tại Sarawat bao sồm phân chim, tôm,
xác cá, bánh dầu đậu tương. Gần đây hơn, hỗn hợp phân hữu cơ gồm thịt và xương có khử trùng và có bổ sung ka-li được sản xuất có tính thương mại cao, đã được bán và sử khử trùng và có bổ sung ka-li được sản xuất có tính thương mại cao, đã được bán và sử
dụng khá phổ biến. Kết quả thí nghiệm tại Malaysia đã cho thấy rằng giá của phân hoá học thường rẻ hơn giá của các loại phân hữu cơ được chế biến nếu so với cùng một lượng dinh đưỡng nguyên chất được bón và thường đắt gấp đôi để thu được một lượng tiêu hạt gia tăng giống nhau. Ngày nay do quan niệm về sử dụng đất nung là lảng phí
nên phân hữu cơ và vô cơ đã được sử dụng ngày càng nhiều.
* Phân hóa học: Phân đạm thường dùng cho đất ở nhiều mức độ pH khác nhau,
nhưng đạm sun phát chỉ nên dùng cho đất ít chua. Phân lân Văn Điền vẫn được ưa chuộng hơn vì có hàm lượng Mg và Ca cao kết hợp trong loại phân lân này. Cả hai loại phân KCI và K;SO¿ đều có thể dùng được cho tiêu.
Dạng phân hoá học hỗn hợp thường được sử dụng phổ biến tại Malaysia gồm hỗn hợp của l Urea: 2 Supephosphat: 1 clo-rua ka-Ï (muriat potas) và khoáng chất
(kieserite) mà chủ yếu là ma-nhê (tỉ lệ nguyên chất 7:10:5 tương ứng với N:P¿O;:KạO).
Những nguyên tố vi lượng được cung cấp là Fe, Cu, Cu, Bo, Mo, Mn.
+ Lượng phân và cách bón: Sim (1971) đã ước lượng tông sản lượng chất khô là 11.426 kg chất khô/ha cho trụ tiêu trưởng thành và lượng mắt đinh dưỡng ước tính là là 11.426 kg chất khô/ha cho trụ tiêu trưởng thành và lượng mắt đinh dưỡng ước tính là 233 kgN, 39kg P;O;, 207kg KạO, 30kg MgO và 105kg CaO. Những con số này là rất
tương đồng với những con số được đưa ra bởi de Waard (1964). Theo đó việc bón phân cho tiêu trong mọi trường hợp là hết sức cần thiết để duy trì năng suất vườn cao và ôn
định.
Kết quả của thí nghiệm bón phân vô cơ của Bộ Nông Lâm Sarawat từ năm 1959- 1970 trên nhiều loại đất khác nhau đã cho ra những khuyến cáo về tỉ lệ phân bón như sau: 11-13% N : 5-7% P;O; : 16- 18% P;O; : 4-5% MgO được bón với số lượng 4,5 lb (2kg)/trụ tiêu trưởng thành/năm cùng với 1 oz (28g) phân vi lượng. Kết quả của thí nghiệm cho thấy không có phản ứng có ý nghĩa về năng suất trong việc bón vôi so với
không bón (dạng vôi bón là đá vôi nghiền).
Những triệu chứng thiếu dinh dưỡng sau cũng đã được quan sát thấy: Thiếu đạm
với triệu chứng lá màu vàng nhạt hay vàng cam nhạt đồng nhất. Triệu chứng thiếu ka-li biểu hiện ở đầu rìa ngoài của phiến lá trưởng thành bị chết dần, giòn và có màu xám
sáng. Triệu chứng thiếu ma-nhê thể hiện đặc biệt trên các lá già do sự mất màu vàng trên các gân mạch nhỏ ở phiến lá và lá có dạng hình ô-van; (de Geus, 1973).
Theo tác giả này thì đây là căn cứ để xây dựng việc bón phân. Tuy nhiên, theo de 'Waard cho rằng thành phần phần trăm trong lá nếu dưới mức này sẽ xảy ra sự thiếu dinh dưỡng: Nhỏ hơn 2,7% N; 0,1% P; 2% K; 1% Ca; 0,2% Mg.
De Geus (1973) đã khuyến cáo rằng: Nhịp độ bón phân khoảng từ 2-3 lần trong năm đối với tiêu kinh doanh. Lần bón đầu tiên trong năm có thể xảy ra vào đầu mùa mưa và khoảng cách giữa hai lần bón là 30-40 ngày. Phân bón nên được đặt trong băng
ở độ sâu 10-15cm, gần với vị trí đầu rễ và nên phủ phía trên nó một lớp đất. Phân bón
không nên đặt trên phần thân ngầm hoặc tiếp xúc trực tiếp với rễ, đặc biệt là các rễ chính vì điều này có thể gây m những tốn thương nghiêm trọng ở vùng rễ, thân ngầm và có thể gây chết dây.
Những đề nghị bón của Phan Hữu Trinh và ctv (1987) như sau: Trong năm thứ nhất gồm 4 đợt: đợt 1 (bón lót) toàn bộ phân chuồng ` và 2/3 phân lân, đợt 2 bón sau trồng 20-30 ngày gồm 13 N và 1/3K; đợt 3 bón sau trồng 2-3 tháng gồm 1⁄3 N và 1⁄3 K, đợt 4 bón vào cuôi mùa mưa số phân còn lại. Trong năm thứ hai gồm 3 đợt (đầu, giữa và cuối mùa mưa) với tỷ lệ bón trong đợi 1 là 1/3N + 2/3P + 1/3K; đợt 2: 13N+
1/3K, và đợt 3: 1/3N + 1/⁄3K + 1/3P. Từ năm thứ 3 trở đi bón đợt 1 sau khi hái gồm toàn bộ phân hữu cơ + 1/3N + 1/4K + 1⁄4P; đợt 2 khi có mầm hoa bón 1/3N + 1/4P + 1/4K; đợt 3: lúc trái hình thành bón 1/3N + 1⁄4P + 1/4K số còn lại bón vào đợt nuôi trái
lớn và chín. Tuy nhiên, những khuyến cáo này tương đối hợp lý cho việc thâm canh tiêu, thông thường người làm vườn trong vùng bón với cùng lượng phân trên hay ít hơn
chỉ 1 đến 2 lần trong năm vào cuối vụ thu hoạch và đầu mùa mưa.
Liều lượng phân bón phụ thuộc vào tính chất của đất đai, điều kiện khí hậu, kỷ
thuật canh tác và tình trạng sinh trưởng của cây. Tại các nước tiên tiến liều lượng này
phụ thuộc vào việc chẩn đoán dinh dưỡng lá hai lần trong năm ở thời kỳ tiêu kiến thiết cơ bản và 5 lần trong năm ở tiêu kinh doanh (Phan Hữu Trinh ¿/ al, 1987).
Bảng 4.3. Lượng phân bón cho một gốc tiêu/năm Loại
phầ Phân HC Urê(g) Lân Văn | Clorua Kali (kg) Điển (g) (8) (kg) Điển (g) (8) Tuổi cây Năm I 10-15 150 250 80 Năm2 15 200 300 120 Năm 3, 4, 5... 15-20 300-400 450-600 200-250
Tại Việt Nam, do thiếu phương tiện thử nghiệm, liều lượng phân bón cho 1 gốc tiêu thường được ước lượng đề giảm chỉ phí chẩn đoán. Bảng 4.3 trên đây là liều lượng tham khảo mà đã được áp dụng nhiều nơi tại vùng đất đỏ Đông Nam Bộ