Loại trụ này có ưu điểm:
s Không bị cạnh tranh ánh sáng dinh dưỡng nên có thể gia tăng mật độ trồng và
áp dụng các biện pháp thâm canh tối ưu để đạt năng suất cao.
s Việc dùng cây gỗ tốt làm cây trụ đã cải thiện khả năng thâm canh vườn tiêu hơn là việc trông bằng trụ sống nhờ vào sự đồng đều của các trụ tiêu và khả năng đứng vững của nó trong giai đoạn đầu. Do vậy, vườn tiêu leo trên trụ chết thường có độ đồng
đều quần thể cao hơn so với vườn tiêu leo trên trụ sống.
«Nếu chủ động được nguồn cây trụ, có thể trồng tiêu trên quy mô tập Trung,
không phải qua thời gian chờ đợi như đối với trụ sông. e Không tốn công xén tỉa hàng năm.
Khi dùng trụ này củng có những nhược điểm:
e Tuy nhiên, đầu tư cho loại cây trụ này thật sự cao hơn rất nhiều so với trụ sống.
e Thời gian tồn tại khoảng 20 năm so với chu kỳ kinh doanh là 20-30 năm. Do đó, đề bảo đảm cho tiêu qua hệt chu kỳ kinh doanh thì phải thay trụ và tái tạo hình cho tiêu sau khi thay trụ, làm mât sức cây tiêu khoảng I-2năm.
e Cây tiêu leo trên trụ chết, nếu không có biện pháp thâm canh hợp lý (chủ yếu là bón phân cân đối), thì dẫn đến hiện tượng mắt cân băng sinh trưởng, cây ra hoa, ra quả quá nhiều so với thân lá. Năm sau kiệt sức nên ra hoa rất ít gây ra hiện tượng “sai trái cách năm” và cây tiêu nhanh già côi.
eMặt khác, việc dùng trụ gỗ để trồng tiêu thường được xem là một trong những nguyên nhân phá rừng nghiêm trọng tại những vùng trông tiêu. Dù cây trụ tốt như thế nào nó cũng chỉ tồn tại không quá 15-20 năm do phần chân trụ bị mục theo thời gian và mưa gió. Vì thế để kéo đài thời gian thu quả tiêu cần phải nắm bắt kỹ thuật thay trụ khi
trụ cũ đã mục chân.
e Những nghiên cứu trên cây trụ gỗ của viện Nông Học Nhiệt Đới Tiệp và Phan
Hữu Trinh (1986) đã cho thấy trụ gỗ còn có thêm một nhược điểm nữa đó là mẫn cảm
với bệnh chêt héo hơn là trông trên trụ sông. Nguyên nhân của vân đê này là sự mục của lớp gỗ ngoài của trụ là môi trường thuận lợi cho nắm bán ký sinh phát triển.
Như vậy, biện pháp trồng tiêu trên trụ chết là phương pháp thâm canh thích ứng
trên quy mô tập trung.
Để gia tăng ôn định năng suất trên vườn tiêu, trụ chết phải cân đối việc quy hoạch
khai thác rừng.
Sử dụng trụ gỗ cần đạt các tiêu chuẩn sau đây:
e Chống chịu tốt với côn trùng, nắm hoại sinh, trụ gỗ nhất thiết phải là những cây gỗ tốt, không bị mối mọt, có khả năng tồn tại lâu dài ngoài trời.
e Cây không phải là cây gỗ quý, không thuộc đối tượng cắm khai thác của ngành Lâm Nghiệp.
© Tiêu chuẩn dài +4,5m, đường kính 10- 15cm.
Trụ gỗ được sử dụng nhiều tại Indonexia và Malaysia. Nước ta, trụ gỗ được dùng nhiều tại Tây Nguyên và miền Nam. Trụ gỗ có thể được chôn cùng lúc với việc trồng tiêu hoặc sau đó 6 tháng đến 1 năm (nếu có dùng cây trụ tạm).
* Giới thiệu một số cây làm trụ chết:
Căm xe (Xylia dolabriformis), Cà Chít (Shorea obiusa), Cà Đuối (Cyadonaphne
cuneara), Tại Tây nguyên Cà Chí, Việt (Payena clliprica) và Làu Táu (Vafica
Ở vùng Nghệ An, Quảng Bình lại dùng cây Lim Xet (Peltophorum dasyrachw).
Sầu Đông (Agiaia bailonii), Kiền Kiền (Hopea pierrei), Chiêu Liêu (Terminalia
chebuda).V.V. Các loại cây này có giá trị cao nhưng chống chịu côn trùng - nắm mốc không cao, do đó không nên sử dụng làm trụ cho tiêu.
* Kỹ thuật cắm và thay trụ chết:
Cách cắm trụ chết: Trụ gỗ được chôn sâu 50-60cm dưới mặt đất với một khoảng cách 2x2m (2500 trự/ha). Người ta thường căng dây thép ở độ cao 2-2,5m trên các trụ để đặt các tắm phên che nắng cho tiêu con (tiêu kiến thiết cơ bản). Phên che và dây thép cũng được dùng đê căng và che những hướng gió chính gây hại cho vườn tiêu.
Thay trụ chết: Trong thực tế sản xuất, một cây trụ chết tồn tại được 15-20 năm
do cây trụ chết một phần dưới và đỗ ngã gây ảnh hưởng trầm trọng đến sinh trưởng của cây tiêu. Nên cân phải theo dõi và thay trụ kịp thời.
Việc thay trụ cần được tiến hành vào cuối mùa nắng sau khi thu hoạch xong tiêu, theo các bước tuần tự sau.
- Tỉa bỏ các cành gié, chỉ duy trì bộ khung thân chính và từ 8-12 cành gié.