Nhỗ bỏ cây trụ cũ, thay trụ mới vào.

Một phần của tài liệu bài giảng cây đặc sản vùng (cây hồ tiêu) (Trang 31 - 33)

- Dùng dây buộc bộ khung thân chính vào cây trụ mới, bảo đảm bộ khung thân chính phải được phân bó đều trên trụ.

Thời gian thay trụ chỉ được kéo dài trong khoảng từ 15-20 ngày. Phải bảo đảm sau khi thay trụ 1 tháng thì mùa mưa bắt đầu, nhằm duy trì khả năng sống của tiêu.

Trong trường hợp chủ động về nguồn nước cần tưới cho tiêu 2 lần/tuần cho đến

khi đón trận mưa đầu tiên.

Trong năm đầu sau khi thay trụ, bón phân cho tiêu theo công thức áp dụng cho năm 2. Các cành gié sẽ phát sinh và ra hoa, tuỳ thuộc vào tình trạng sinh trưởng của cây tiêu sẽ tỉa bỏ 1⁄2 đên toàn bộ chùm hoa, dành sức cho mùa hoa các năm sau.

Các cành tược phát sinh trong năm cần tỉa bỏ hết. Trong trường hợp số lượng cành gié mới phát sinh quá thưa, không phân bố đều hết cây trụ, thì sẽ duy trì 1-3 cành tược tăng cường khung thân chính trên trụ cho năm sau.

- Trụ xây bằng gạch: Do những khan hiếm về trụ gỗ và nhu cầu hạt tiêu cao trên

thị trường thế giới người ta đã làm trụ tiêu từ vật liệu gạch, đá. Các rễ bám có khả năng

bám vào gạch đá một cách chắc chắn như bám vào gỗ.

* Ưu - nhược điểm

Ưu điểm

Có thể chủ động xây các trụ với kích thước tương ứng nhằm bảo đảm đảm bảo

điều kiện ánh sáng tối ưu cho tiêu.

Diện tích leo bám trên trụ xây bằng gạch thường lớn hơn trên trụ sống 3-4 lần. Trên một trụ xây có từ 1012 dây tiêu (đường kính từ I-1,2m) tương đương

11.000-13.000 dây tiêu/ha do đó vườn tiêu nhanh định hình, năng suất các năm đầu cao và ồn định, đồng thời có đủ cơ sở đề tăng năng suất.

Báng 4.2. Mộtsố chí tiêu về các loại trụ chết Loại Trụ Trụ chết bằng gỗ Trụ xây bằng gạch Chỉ tiêu Chiều cao (m) 3,5 3,5 Đường kính (m) 0.15 1,0-1,2 Mật độ (trụ/ha) 2500 1100 Diện tích cây leo 3000-3500 11.000-12.000

bám trên trụ (m”/ha)

Chi phí cho 1 ha thường cao hơn 1,5- 1,6 lần so với mua trụ chết, nhưng do trụ

xây tồn tại suốt chu kỳ kinh doanh của cây tiêu, còn trụ chết phải thay. Do vậy, chí phí khẩu hao hàng năm của trụ xây chỉ bằng 75-80% trụ chết.

Xây Trụ bằng gạch có thể chủ động nguồn nguyên liệu tại địa phương như gạch,

đá hộc...hạn chế được việc phá rừng.

Nhược điểm

Trụ xây do chỉ phí lớn ban đầu nên ít được sử dụng một cách phổ biến.

Hơn nữa, trụ thường nóng trong những ngày mùa hè (nhiệt độ có thể lên đến 50-

6ŒC) nên có thể làm cháy dây tiêu khi đang bám trên trụ, nếu không được che chắn tốt

khi cây tiêu còn nhỏ. Khi cây tiêu đã phủ trụ tác hại này thường rât hiêm khi xảy ra. Như vậy, Trụ xây bằng gạch là một biện pháp kỹ thuật đòi hỏi quá trình thâm canh tương ứng phải nghiêm ngặt, đồng bộ, vốn đầu tư ban đầu lớn.

Để bảo đám sinh trưởng cho tiêu trên trụ gạch phải chú ý đến việc che chắn cho cây tiêu non và tưới nước đầy đủ cho tiêu vào mùa khô.

* Kỹ thuật xây trụ bằng gạch:

Nguyên liệu: Vật liệu xây trụ phổ biến là gạch nung 4 lỗ (20cm x 10cm x 10cm),

đá vôi được kết dính bằng hồ xi- măng mác Pạoo 4o, CÓ thể đá hộc — đá ong.

Kỹ thuật xây: Cách sắp xếp vật liệu cho tiết kiệm nhất là cách sắp có khoảng hở giữa các viên gạch trong cùng hàng gạch, các viên gạch có thể cách nhau 5-6cm và gạch đặt đứng. Trụ có thể xây theo hình khối vuông hay hình chóp cụt, khối lăng trụ tứ

điện...

Kích thước phổ biến hiện nay cao 3,54m, đường kính đáy 0,8-1,2m, đường

kính đỉnh 0,6-0,8m. Việc mở rộng hơn nữa đường kính trụ thường không đem lại năng

suất cao trên một đơn vị diện tích do sự che khuất giữa trụ này với trụ khác. Năng suất

tiêu vì thê sẽ không đông đêu giữa các trụ và thậm chí giữa các vị trí khác nhau trên cùng một trụ. Mật độ trụ trên 1 ha có giảm lại so với trụ gỗ nếu xây trụ với kích thước như trên (3x3m= 1100 trụ/ha).

* Trụ đúc: Trụ đúc bằng bê tông đã được dùng nhiều tại Thailand, Malaysia và hiện nay tại nước ta đang được ưa chuộng tại miền Nam và Tây Nguyên.

Tại Tây Nguyên chỉ phí để đúc một trụ có thể đắt hơn giá mua một trụ gỗ chừng

15-20% (Phan Quốc Sũng, 2000).

Để dễ dàng cho việc đúc trụ hình dáng trụ thường là trụ vuông với các cạnh bằng

nhau (chiêu dài mỗi cạnh 10-20cm), lỏi sắt 6mm gôm 2-3 thanh, đôi khi người ta thay

lỏi sắt bằng lỏi tre để tiết kiệm chỉ phí được tìm thấy tại Quảng Nam.

Những nghỉ ngờ về khả năng bám của tiêu cũng như sức nóng của trụ trong những ngày nắng nóng đã bị bác bỏ bởi những thực tế của việc trồng trụ này tại nhiều

nơi trong nước ta và đã cho ra những trụ tiêu tốt, đều, năng suất cao (Chư Sê-Gia Lai, Phúc Trạch-Quảng Bình. V.V).

Trụ đúc bê tông như là một thay thế tốt cho trụ xây và trụ gỗ hiện hành do giá thành không quá cao, tuổi thọ lâu bền, khả năng thâm canh cao.

4.4. TRÒNG VÀ CHĂM SÓC

4.4.1. THỜI VỤ TRÒNG

Thời vụ trồng phụ thuộc nhiều vào điều kiện khí hậu của từng nơi, chủ yếu là

mùa mưa và nhiệt độ. Tiêu thường được trồng vào đầu hay cuối mùa mưa. Tuỳ theo

từng địa phương mà thời vụ có khác nhau do mùa mưa bắt đầu khác nhau.

Tại đồng bằng sông Cửu Long thường trồng từ tháng 5-8 Đông Nam Bộ từ tháng 6-8

Tây Nguyên từ tháng 5-7

Bình Trị Thiên tháng 8-9- 10 hoặc tháng 2-3.

Tại vùng Bắc miền Trung nên trồng sớm vào tháng 8.

Tuy nhiên nếu kiểm soát được âm độ một cách chủ động thời vụ trồng có thể rãi

ra ở nhiều tháng có nhiệt độ cao trong năm. Nếu có vườn ươm cây con trong túi bầu thời vụ trồng sẽ chủ động hơn rất nhiều.

4.4.2. CÁC KHÂU CHUẢN BỊ.

Một phần của tài liệu bài giảng cây đặc sản vùng (cây hồ tiêu) (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(36 trang)