Về phía Nhà nước cần thực hiện tốt mở cửa nền kinh tế của Đảng và Nhà nước. Với ngành công nghệ thông tin, máy tính tin học gặp không ít khó khăn như về thị trường tiêu thụ, vốn, công nghệ … vì vậy để thích ứng được với cơ chế mới, các Công ty chỉ là ngành công nghệ thông tin mà tất cả các ngành nghề khác phải có thay đổi căn bản. Thế nhưng thách thức với ngành công nghệ thông tin Việt Nam khi bước vào WTO là không nhỏ, hiện tiak năng lực sản xuất của ngành còn nhỏ bé so với các nước trong khu vực về quy mô, năng suất, chất lượng. Hơn nữa Việt Nam gia nhập hiệp hội
các nước Đông Nam Á – ASEAN, tham gia khu vực mậu dịch tự do AFTA, tham gia diễn đàn Châu Á, Thái Bình Dương APEC và gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO, là những cơ hội thách thức to lớn đối với ngành kinh tế Việt Nam nói chung và ngành công nghệ thông tin nói riêng.
Để tạo điều kiện cho ngành công nghệ thông tin phát triển, Nhà nước cần có sự quan tâm bằng cách:
Ngành Công nghệ thông tin cần được ưu tiên phát triển, cần được coi là một trong những ngành kinh tế trọng điểm trong quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước.
Phát triển theo hình thức sở hữu và tập trung vào các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ, tiến hành cổ phần hóa các doanh nghiệp Nhà nước.
Phát triển ngành công nghệ thông tin, phải gắn bó với sự phát triển ngành công nghiệp và các ngành khác có liên quan.
Nhà nước và Công ty cần tiếp tục mở rộng thị trường, phải đấu tranh dành nhiều quyền hạn ngạch đối với nước nhập khẩu và khống chế xuất khẩu bằng hạn ngạch.
Nhà nước cẩn tạo điều kiện cho các nhà sản xuất Việt Nam tiếp cận với thị trường nước ngoài, để nắm bắt được thị hiếu, cũng như học tập kinh nghiệm sản xuất của các nước tiên tiến.
KẾT LUẬN
Trong những năm vừa qua khi nền kinh tế nước ta chuyển sang cơ chế thị trường theo định hướng XHCN thì vấn đề huy động và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh trong các doanh nghiệp là vấn đề quan trọng quyết định sự tồn tại và phát triển của một doanh nghiệp. Với một lượng vốn nhất định được huy động, muốn nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cuả mình các doanh nghiệp phải có sự kết hợp hài hoà giữa
việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định với và lưu động cho phù hợp với các điều kiện của doanh nghiệp mình.
Đối với các doanh nghiệp Nhà nước hiện nay các quan hệ tài chính của nền kinh tế thị trường còn rất mới mẻ và hàng ngày hàng giờ thử thách sự tồn tại của doanh nghiệp. Thực tế thấy rằng để thích nghi với cơ chế thị trường, doanh nghiệp phải làm chủ được vốn kinh doanh thông qua công cụ đắc lực là tìm kiếm các nguồn cung ứng vốn và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh.
Sau một thời gian thực tập ở công ty, nhận thấy một vấn đề được xTôi là rất quan trọng đồng thời cũng là một khó khăn khi thực hiện, tôi đã tìm hiểu và nghiên cứu đề tài
"Tăng cường huy động vốn tại Công ty TNHH Kraze Vina". Với sự cố gắng của bản thân và sự hướng dẫn của cô giáo, đồng thời được sự giúp đỡ nhiệt tình của công ty tôi đã tìm ra một số mặt yếu của công ty và đề ra một số giải pháp. Vì điều kiện có hạn, kiến thức thực tế còn hạn chế nên đề tài nghiên cứu không tránh khỏi những sai sót. Tôi rất mong nhận được sự tham gia góp ý của Thầy Cô giáo, cán bộ Công ty và bạn bè để có thêm kiến thức cho bản thân và chuyên đề được hoàn thiện, ý nghĩa thực tiễn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình QTKDTH - Chủ biên: GS.TS nhà giáo ưu tú Ngô Đình Giao - NXB Khoa học kỹ thuật, năm 1999
2. Giáo trình Tài chính doanh nghiệp - Chủ biên PTS Lưu Thị Hương - NXB Giáo dục 1998
3. Giáo trình Phân tích hoạt động kinh doanh - Chủ biên PGS. PTS Phạm Thị Gái - Khoa kế toán Đại học KTQD, NXB Giáo dục 1997
4. Phân tích tài chính doanh nghiệp - Josete Peyrard, NXB thống kê, năm 1994
5. Giáo trình Pháp luật kinh tế - Chủ biên TS Nguyễn Hợp Toàn – NXB Đại học Kinh tế quốc dân.
6. Tài liệu từ công ty: Báo cáo quyết toán các năm: 2008, 2009,2010 ; Báo cáo tăng giảm TSCĐ, Báo cáo công nợ của công ty.