Bảo đảm sự ổn định kinh tế vĩ mô thông qua việc duy trì mục tiêu cân bằng bên trong, cân bằng bên ngoài của nền kinh tế.

Một phần của tài liệu Thiết lập danh mục đầu tư tối ưu bằng mô hình nhân tố ở thị trường chứng khoán việt nam – một số giải phá.pdf (Trang 63 - 64)

1 Xem phụ lục

3.3.1.1Bảo đảm sự ổn định kinh tế vĩ mô thông qua việc duy trì mục tiêu cân bằng bên trong, cân bằng bên ngoài của nền kinh tế.

tiêu cân bằng bên trong, cân bằng bên ngoài của nền kinh tế.

Một môi trường kinh tế vĩ mô ổn định, và sự phối hợp đồng bộ trong các chính sách điều tiết vĩ mô của Chính phủ sẽ thúc đẩy sự phát triển của thị trường chứng khoán một cách bền vững thông qua việc gia tăng khả năng thu hút vốn đầu tư của thị trường chứng khoán, làm giảm rủi ro hệ thống qua đó làm giảm tỷ suất sinh lợi yêu cầu của thị trường và vì vậy làm cho mức giá trung bình trên thị trường chứng khoán tăng lên, khuyến khích ngày càng nhiều hơn sự tham gia của các nhà đầu tư trong và ngoài nước vào hoạt động đầu tư trên thị trường chứng khoán Việt Nam.

Kinh nghiệm từ các nước và gần đây là những biến động trên thị trường chứng khoán Việt Nam cho thấy một khi môi trường kinh tế vĩ mô không ổn định như tăng trưởng quá nóng, hoặc có dấu hiệu suy thoái mà nguyên nhân chủ yếu là do sự thiếu đồng bộ trong việc điều hành chính sách, cũng như yếu kém trong các công tác dự báo kinh tế vĩ mô của Chính phủ sẽ tác động xấu đến niềm tin của nhà đầu tư và làm qui mô của thị trường chứng khoán bị thu hẹp nhanh chóng.

Trong bối cảnh hội nhập kinh tế thế giới hiện nay, những nguy cơ gây mất ổn định kinh tế vĩ mô của Việt Nam có thể đến từ tình trạng mất cân bằng bên trong và hoặc do tình trạng mất cân bằng bên ngoài của nền kinh tế. Một nền kinh tế bị mất cân bằng bên trong khi thu nhập được tạo ra không đủ để bù đắp chi tiêu của nền kinh tế đó. Nói cách khác một phần chi tiêu của nền kinh tế phải được tài trợ từ bên ngoài (đi vay) để nhập khẩu hàng hóa dịch vụ bù vào phần thiếu hụt của chi tiêu trong nước và do đó dẫn đến thâm hụt cán cân thương mại, khi đó nền kinh tế rơi vào tình trạng bị mất cân bằng bên ngoài.

Đối với hầu hết các quốc gia đang phát triển, mất cân bằng bên trong thường thể hiện thâm hụt ngân sách của Chính phủ. Trường hợp của Việt Nam những nguy cơ gây mất cân bằng bên trong của nền kinh tế có thể đến từ chi tiêu ngân sách của Chính phủ đặc biệt là vào những dự án đầu tư kém hiệu quả đối với khu vực doanh nghiệp nhà nước được tài trợ bởi nguồn vốn đầu tư nước ngoài, và do đó buộc Việt Nam phải

nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ nhiều hơn dẫn đến thâm hụt cán cân thương mại và vì vậy làm cho nền kinh tế bị mất cân bằng bên ngoài.

Nếu như không có những chính sách điều tiết thích hợp, thì sự mất cân bằng bên trong và bên ngoài này có thể gây trở ngại nghiêm trọng đến những thành tựu phát triển kinh tế của đất nước và khiến cho nền kinh tế dễ bị tổn thương hơn bởi các cú sốc từ bên ngoài. Vì vậy giảm thâm hụt và nâng cao hiệu quả trong chi tiêu ngân sách, giám sát chặt chẽ hoạt động đầu tư của khu vực doanh nghiệp nhà nước, đồng thời từng bước tạo lập sự cân bằng trong cán cân thương mại chắc chắn sẽ đóng góp tích cực cho mục tiêu duy trì ổn định kinh tế vĩ mô của Việt Nam, thúc đẩy nền kinh tế đạt đến mức độ toàn dụng vốn đầu tư, qua đó sẽ tác động tích cực đến sự phát triển của thị

Một phần của tài liệu Thiết lập danh mục đầu tư tối ưu bằng mô hình nhân tố ở thị trường chứng khoán việt nam – một số giải phá.pdf (Trang 63 - 64)